Khoa Văn Học Ngôn Ngữ : 40 Năm Dấu Ấn Những Thế Hệ, Khoa Văn Học Và Ngôn Ngữ

*

*

*

1.Tổng quan về ngành:

Chương trình đào tạo (CTĐT) đại học chuyên ngành Văn học được công nhận từ năm 1977 cùng với sự ra đời của Khoa Ngữ Văn Việt Nam và bây giờ là Khoa Văn học. Chương trình đã từng bước phát triển và khẳng định vị trí trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo của Khoa và của Nhà trường. Sau 40 năm hình thành và phát triển, đến nay chuyên ngành Văn học đã đào tạo một nguồn nhân lực quan trọng thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn ở các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân chuyên ngành.

Đang xem: Khoa văn học ngôn ngữ

Phát triển từ nền tảng Việt văn và cổ văn, chuyên ngành Văn học đã dần hoàn thiện trong đào tạo để không chỉ tập trung nghiên cứu về Văn học Việt Nam mà còn có định hướng chuyên môn về lý luận và phê bình văn học, văn học nước ngoài và văn học so sánh, bên cạnh đó còn có hướng chuyên môn về nghệ thuật học. Tuy là một ngành thuộc về khoa học cơ bản, chuyên ngành Văn học của Khoa Văn học cũng cho thấy khả năng phát triển và đổi mới cho phù hợp với xu thế phát triển của ngành giáo dục và nhu cầu của xã hội. Sự thành công trong quá trình đào tạo cử nhân ngành Văn học ở hệ chính quy trong rất nhiều năm cùng với sự vững chắc trong đào tạo cử nhân hệ cử nhân tài năng (CNTN) từ năm 2002 cho thấy sức mạnh và tiềm năng của ngành đào tạo này. Sinh viên, học viên cao học (SV, HVCH) thuộc ngành Văn học bao giờ cũng chiếm số đông trong đào tạo của Khoa Văn học, cùng với những kết quả đầu ra đã cho thấy định hướng đào tạo và mục tiêu đào tạo phù hợp và có chất lượng của chuyên ngành Văn học. Năm 2016, Chương trình đào tạo chuyên ngành Văn học của Khoa Văn học đã được công nhận đạt chuẩn AUN-QA (Asian Universities Networks – Quality Assessment)

2. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của CTĐT cử nhân ngành Văn học là đào tạo ra những cử nhân có tri thức chuyên môn vững vàng và những phẩm chất nhân văn tốt đẹp. Đội ngũ cử nhân sau khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên ngành vừa rộng vừa sâu, có kỹ năng làm việc tốt, thích ứng tốt với công việc liên quan đến văn hoá, văn học, đồng thời có phẩm chất nhân văn tốt đẹp của người trí thức, có ý thức phục vụ cộng đồng, hoà nhập quốc tế và ý thức tự học suốt đời… Mục tiêu đào tạo của Khoa đều được dựa trên những định hướng chiến lược của Trường và ĐHQG-HCM trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đội ngũ tri thức của đất nước.

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:

Hiện nay, ngành đạo tạo cử nhân Văn học của Khoa Văn học được triển khai theo chương trình đào tạo tín chỉ, trong đó chú ý đến:

Tính liên thông trong đào tạo, liên thông giữa Khoa với các khoa và ngành khác như Hán Nôm, Ngôn ngữ, Báo chí và truyền thông, Lưu trữ và quản lý văn phòng; Phát triển định hướng chuyên môn nghệ thuật học để tăng tính thiết thực và chọn lựa cơ hội việc làm cho sinh viên

SV theo chuyên ngành Văn học có 3 định hướng nghề nghiệp để chọn lựa và hoàn thiện chương trình đào tạo của mình là: (1) Nghiên cứu và giảng dạy ngữ văn, (2) Báo chí, xuất bản, văn phòng, (3) Nghệ thuật học.

Sinh viên ra trường có thể làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức với kiến thức và kỹ năng đầy đủ để vận dụng trực tiếp vào các lĩnh vực như:

Lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu văn học: ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện và các trung tâm nghiên cứu.

Lĩnh vực báo chí, truyền hình, thông tin đại chúng: sinh viên ra trường có thể đảm nhiệm các công việc phóng viên, biên tập báo, biên tập website; viết tin, bài; xây dựng kịch bản truyền hình; làm phóng sự truyền hình; viết nội dung phim tài liệu; sáng tác kịch bản phim; dẫn chương trình…

Lĩnh vực quản lý văn phòng: Kiến thức văn học có thể tạo điều kiện cho sinh viên ra trường làm các công việc hành chính, quản trị văn phòng, quản lý hệ thống văn bản ở các cơ quan văn hóa, chính trị và kinh tế.

Lĩnh vực biên tập, xuất bản, dịch thuật: công tác xuất bản;làm công tác biên phiên dịch; chuyển thể kịch bản phim; viết lời thoại phim ảnh; tham gia hoạt động biên soạn từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo.

Xem thêm: Sgk Hóa 8 Trang 42 – Bảng Hóa Trị 8 Trang 42

Lĩnh vực sáng tác văn học, nghệ thuật: Kiến thức văn học giúp sinh viên ra trường có thể hoàn toàn độc lập trong sáng tác văn học, sáng tác ca từ nhạc; phê bình văn học; phê bình nghệ thuật; tham gia hoạt động nghệ thuật.

Lĩnh vực lưu trữ, thư viện, trung tâm từ điển: Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu; làm việc tại các thư viện, các trung tâm xử lý thông tin ngôn ngữ.

Ngoài ra, nếu kết hợp với các kiến thức bổ sung, sinh viên tốt nghiệp có thể hoạt động tốt trong các lĩnh vực như:

Lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng, ngoại giao: các công việc liên quan đến quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng, công tác đối ngoại, ngoại giao

Lĩnh vực quản lý nhà nước: liên quan đến chính sách văn học, văn hóa, chính sách dân tộc, phát triển văn hoá xã hội; kiến thức văn học giúp sinh viên những nền tảng trong các công việc quản lý nhà nước về ngôn ngữ, bảo tồn văn hoá phi vật chất, bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá dân tộc.

Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân ngành Văn học có thể học lên bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), các ngành phù hợp và ngành gần như: Văn học Việt Nam, Lý luận văn học, Hán Nôm, Ngôn ngữ học, Văn hóa học, Việt Nam học, Châu Á học,…

< h2>Những SV tốt nghiệp chuyên ngành Văn học từ khóa 2016 với điểm trung bình 7.5 trở lên được tuyển thẳng vào cao học các ngành phù hợp.

Xem thêm: Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 6 Thí Điểm, Tiếng Anh Lớp 6 Mới, Tiếng Anh 6 Thí Điểm

4. Hình thức và thời gian đào tạo: chính quy tập trung, thời gian đào tạo từ 3,5 năm đến 6 năm.

Xem Thêm : Cuộc chiến tranh Gallic của Caesar Tổng quan về các bài bình luận

5. Chuẩn đầu ra:

Chuyên ngành Văn học:

5.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân ngành Văn học được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:

– Kiến thức cơ bản về khoa học nhân văn và kiến thức bổ trợ (K1)

– Kiến thức cơ bản về Hán Nôm và ngôn ngữ học tiếng Việt (K2)

– Hiểu biết cơ bản về văn học Việt Nam dân gian, cổ điển và hiện đại (K3)

– Hiểu biết cơ bản về các khuynh hướng, trào lưu của một số nền văn học nghệ thuật lớn trên thế giới (K4)

– Hiểu biết cơ bản về phương pháp nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học và nghệ thuật (K5)

5.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân ngành Văn học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hóa với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:

5.2.1. Năng lực nhận thức, tư duy

– Nhớ (remember, memorize), hiểu (understand) và trình bày (discuss) (T1)

– Vận dụng (apply) và phân tích (interpret) (T2)

– Phân tích đánh giá (analyze, appraise), tổng hợp (integrated) (T3)

5.2.2. Kỹ năng thực hành

– Kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam (KN1)

– Kỹ năng phê bình văn học, nghệ thuật (KN2)

– Kỹ năng viết báo, biên tập báo chí, xuất bản (KN3)

– Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính, lưu trữ văn bản (KN4)

– Kỹ năng làm việc nhóm, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, ứng xử xã hội, tổ chức các cuộc họp, sự kiện (KN5)

5.3. Về phẩm chất nhân văn:

Cử nhân ngành Văn học, chương trình giáo dục Văn học được đào tạo theo mục tiêu có tri thức chuyên môn vững vàng và những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:

– Trung thành với Tổ quốc, tự hào về dân tộc (TĐ1)

– Năng động, tự tin, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, hòa đồng, cầu tiến (TĐ2)

– Tích cực phục vụ cộng đồng và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người trí thức (TĐ3)

– Tự học suốt đời (TĐ4)

Xem Thêm : Danh nhân văn hoá Nguyễn Khả Trạc

Chuyên ngành Hán Nôm:

5.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân ngành Hán Nôm, chương trình giáo dục Hán Nôm được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:

– Nắm được kiến thức cơ bản về khoa học nhân văn (K1)

– Nắm vững và hiểu biết cơ bản về Hán Nôm (K2)

– Hiểu biết cơ bản về ngữ văn Việt Nam (K3)

– Hiểu biết cơ bản về ngữ văn Trung Quốc (K4)

– Hiểu biết cơ bản về văn hoá Việt Nam và Trung Quốc (K5)

5.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân ngành Hán Nôm, chương trình giáo dục Hán Nôm được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

5.2.1. Năng lực nhận thức, tư duy

– Nhớ (remember, memorize), hiểu (understand) và trình bày (discuss) (T1)

– Vận dụng (apply) và phân tích (interpret) (T2)

– Phân tích đánh giá (analyze, appraise), tổng hợp (integrated) (T3)

5.2.2. Kỹ năng thực hành

– Kỹ năng viết, đọc dịch cơ bản (copy, identify, translate) chữ Hán cổ, hiện đại và chữ Nôm (KN1)

– Thu thập (assemble), phân tích (interpret) và đánh giá (appraise) cơ bản các tài liệu văn bản Hán Nôm (KN2)

– Giao tiếp (display) cơ bản bằng Hán ngữ (KN3)

– Vận dụng tổng hợp (integrated) và trình bày (display) được vấn đề của mình (KN4) (bao gồm những kỹ năng: – Kỹ năng làm việc nhóm; – Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề; – Kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội)

5.3. Về phẩm chất nhân văn:

Cử nhân ngành Hán Nôm, chương trình giáo dục Hán Nôm được đào tạo theo mục tiêu có tri thức vững vàng và những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:

– Trung thành với Tổ quốc, tự hào về dân tộc, trân quý giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc (TĐ1)

– Chu đáo cẩn thận, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc (TĐ2)

– Tích cực phục vụ cộng đồng (TĐ3)

– Tự học suốt đời và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người trí thức (TĐ4)

6. Chương trình đào tạo:

Chuyên ngành Văn học:

6.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương: 28 tín chỉ (không tính các môn học tự tích luỹ như Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng) gồm các môn sau:

6.1.1. Các học phần bắt buộc

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Văn Học

Related Articles

Back to top button