Bản Hướng Dẫn Ff8 Ruby – Final Fantasy Viii: Remastered

Final fantasy VIII là một trong những game gắn bó với tuổi thơ của mình, mình không bao giờ quên những khoảnh khắc đáng nhớ khi chơi game này trong suốt cuộc đời này.

Đang xem: Hướng dẫn ff8 ruby

Bài viết Final fantasy VIII toàn tập này mình xin phép tổng hợp lại, để ở đây, mục đích là lưu trữ. Mỗi lần nhìn lại nó là một thời tuổi thơ lại ùa về. Các nguồn tư liệu, bài viết mình tổng hợp nhiều chỗ, trong đó chủ yếu là của bạn Asm65816 (diễn đàn gamevn) blog là gokuraku-shujo.blogspot.com.

Mình sẽ để này viết ở chế độ công khai, để bạn nào có cùng thời, cùng tuổi thơ, cùng yêu game này có chỗ để ôn lại tuổi thơ. Nếu các tác giả của các nguồn mình lấy về không đồng ý, các bạn hãy để lại comment bên dưới, mình sẽ để nội dung của bạn thành riêng tư (chỉ một mình mình có thể xem).

Trước khi bắt đầu, mình xin cám ơn các tác giả đã bỏ công sức để làm nên những nội dung hay và ý nghĩa như vậy, ít nhất là đối với bản thân mình. Ok, giờ bắt đầu nào:

Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ FINAL FANTASY VIII

A. GIỚI THIỆU:

Final Fantasy VIII (ファイナルファンタジーVIII, gọi tắt là FFVIII hay FF8) là một game RPG trong đại gia đình Final Fantasy do Square Soft (hiện nay là Square Enix) phát hành. Tác phẩm này là phiên bản thứ 8 trong series Final Fantasy và được phát hành lần đầu tiên trên hệ máy PlayStation vào ngày 11 tháng 2 năm 1999. Tính tới thời điểm hiện tại, FF8 đã bán được 369 vạn bản trên toàn Nhật Bản, chiếm vị trí thứ 21 trong bảng xếp hạng những game bán chạy nhất của máy PS. Sau đó, vào ngày 3 tháng 10 năm 1999, FF8 được sửa một số lỗi và được phát hành trên PC. Từ ngày 24 tháng 9 năm 2009 trở đi, game còn được phát hành trên Game Archives để người chơi có thể tải về chơi trên máy PSP, PS3.

*

Logo của FF8 có hình hai nhân vật chính Squall và Rinoa, được thiết kế giản dị nhưng sâu lắng, nêu bật được chủ đề chính của game Thu được thành công từ mặt kinh doanh của Final Fantasy VII, phiên bản đầu tiên trong dòng game FF trên PlayStation, FF8 được dự toán ngân sách nhiều gấp đôi phiên bản trước, dàn staff lên đến con số 200 người và liên đới đến cả Hollywood.

FF8 sử dụng hệ thống tùy chỉnh nhân vật mới lạ, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử dòng FF và cũng là một trong những game đầu tiên trên hệ máy PS có những cảnh movie hoa lệ cùng âm thanh của dàn nhạc sống. Đây cũng là game đầu tiên trong dòng FF có bài hát chủ đề. Bài hát này (Eyes on me) đã chiếm vị trí đầu bảng 2 tuần liền trên bảng xếp hạng âm nhạc Tây phương. FF8 là game khiến cả Thế giới biết đến cái tên “Final Fantasy” và để lại nhiều ảnh hưởng cho các phiên bản sau này trong series. FF8 đã nhận được giải thưởng game Nhật Bản lần thứ 4.Trước và ngay sau khi được phát hành, FF8 được quảng bá nhiều trên truyền hình và chiếm thời lượng chưa từng thấy với những cảnh nhân viên văn phòng trước khi viết báo cáo đều chơi FF8. Vì vậy phiên bản này trở nên nổi tiếng trong giới nghệ sĩ thường xuất hiện trên truyền hình tại Nhật. FF8 cũng xuất hiện thoáng qua trong bộ phim Charlie’s Angels.

B. NỘI DUNG:

Squall Leohart, nhân vật chính của game và là học sinh ở Balamb Garden, nơi đào tạo ra các thế hệ binh sĩ, lính đánh thuê tinh anh. Sau buổi tốt nghiệp, Squall trở thành thành viên của SeeD, một lực lượng chiến đấu đặc biệt của Balamb Garden.

Trong buổi dạ hội mừng các SeeD mới tốt nghiệp, Squall gặp được Rinoa Heartily, người sau này trở thành đối tác của Garden và thuê mướn SeeD. Cuộc gặp gỡ với Rinoa cùng những người bạn đồng hành trên đường làm nhiệm vụ đã khiến Squall dần thay đổi tính cách lạnh lùng, tự kỷ của mình. Và rồi định mệnh đã khiến Squall gặp Laguna Loire ở thế giới trong mơ. Từ đó Squall bị cuốn vào cuộc chiến chống lại Ma nữ ở thế giới tương lai…

C. GAMEPLAY:

FF8 là phiên bản đầu tiên sử dụng hệ thống “Junction” để tăng chỉ số cho nhân vật. Các phiên bản trước đó thì dùng hệ thống trang bị vũ khí hay áo giáp để tăng chỉ số, còn Junction trong FF8 là hệ thống đặc biệt, trang bị thú triệu hồi (G.F) và ma pháp để tăng chỉ số. Trong FF8, mức level của địch tăng dần theo level của nhân vật nên có thể hoàn thành game dễ dàng với nhân vật level thấp, một điểm khác biệt so với các phiên bản còn lại trong series. Ngoài ra trong FF8 còn tồn tại một hệ thống game đánh bài độc lập với game chính.

1. G.F. (Guardian Force):

Là khái niệm tương đương với thú triệu hồi trong các phiên bản trước. Giống như trong FF6, ở đây khi nhận được G.F, người chơi có thể junction (liên kết) với nhân vật để tăng cường sức mạnh. G.F trong FF8 không chỉ có vai trò là thú triệu hồi chỉ xuất hiện trong trận đánh như ở các phiên bản trước mà còn giúp nhân vật có thêm nhiều khả năng mới, cũng như là vật trung gian giúp liện kết chỉ số của nhân vật với ma pháp, từ đó chỉ số được nâng cao.

*

Xem Thêm : Hướng Dẫn Làm Cửa Nhôm Kính Chuyên Nghiệp Từ A Đến Z, Hướng Dẫn Cách Làm Cửa Nhôm Hệ 700

G.F Ifrit Final Fantasy VIII Art by KlausBoss

Thay vì phải trang bị vũ khí hay áo giáp như các phiên bản trước, trong FF8 chỉ cần trang bị G.F là nhân vật có thêm nhiều khả năng mới và sức mạnh mới. Một nhân vật có thể trang bị được nhiều G.F và khả năng mang lại cho nhân vật cũng khác nhau tùy từng G.F. Các G.F cũng có hệ thống level như nhân vật, đều phát triển qua mỗi trận đánh khi nhận được điểm kinh nghiệm và AP.Có 3 cách để có để có được G.F là hút (draw) từ quái vật trong trận đánh, dùng Item và đánh bại G.F khi nó xuất hiện trong vai trò kẻ địch. Đối với G.F cần phải draw từ quái vật thì nếu không draw mà đánh bại quái vật thì G.F sẽ mất đi vĩnh viễn và người chơi không còn cơ hội lấy lại được. Đối với G.F xuất hiện trong vai trò kẻ địch thì người chơi có thể khiêu chiến bất cứ lúc nào. Trong game có cả thảy 1
6 G.F mà người chơi có thể điều khiển và junction. Ngoài ra còn một số khác người chơi không điều khiển được vẫn được xếp vào hàng ngũ G.F.

2. G.F. trong vai trò yếu tố giúp nhân vật trưởng thành:

Mỗi G.F. đều có những khả năng đặc thù gọi là Ability. Khi nhân vật junction (kết nối) với G.F. thì nhân vật sẽ có được những khả năng đặc thù đó. Ability của G.F. có nhiều chủng loại, bao gồm các lệnh dùng trong chiến đấu như ma pháp, GF (để triệu hồi G.F. trong trận đánh), các ability tăng cường cho sức mạnh của chính GF và nhiều ability đặc dị như khả năng tinh chế Item thành ma pháp, khả năng truy cập shop từ xa…

*

G.F trong final fantasy VIII Art by: LornaKelleherArt.deviantart.com on

Trong các ability của GF thì loại đặc biệt nhất là khả năng giúp nhân vật junction với ma pháp như sẽ thuật ở phần sau. Mỗi GF có nhiều ability để học và người chơi hoàn toàn quyết định việc cho GF học ability nào. GF học ability bằng những điểm AP (Ability Point) nhận được sau mỗi trận đánh.Ở các phiên bản trước, mỗi nhân vật thường được cố định với một bộ khả năng hay lệnh dùng trong trận đánh thì trong FF8, người chơi hoàn toàn có thể tùy ý sắp đặt các lệnh và khả năng này cho nhân vật thông qua việc junction với G.F. Ngoài ra, người chơi hoàn toàn có thể điều chỉnh từng năng chỉ số như sức mạnh vật lý, ma pháp, phòng ngự… theo ý mình. Đây là điểm đặc trưng của FF8 mà các bản trước không có được.

Chính vì chức năng junction mang lại nhiều tác dụng như vậy nên dễ khiến người chơi dựa quá nhiều vào junction. Nếu không junction với G.F, nhân vật sẽ trở nên yếu đuối và hoàn toàn không sử dụng được các năng lực cũng như khả năng nào ngoại trừ khả năng tấn công vật lý và đặc kỹ khi HP xuống thấp.

FF8 còn cho phép người chơi hoán đổi junction bao gồm cả GF và ma pháp giữa các nhân vật với nhau, điều này giúp hệ thống kết nối (Junction) trở nên thân thiện hơn. FF8 là game có tính chiến thuật, yếu tố tăng trưởng cao trong việc trang bị so với các bản khác trong series nhưng nếu không nắm rõ hệ thống junction thì dễ mang lại bất lợi cho người chơi. Itō Hiroyuki, người thiết kế cho FF8 đã nhìn nhận đây là điểm bất cập của hệ thống Junction.

3. Kết nối ma pháp:

Khác với các phiên bản Final Fantasy trước đó tiêu tốn M.P (Magic Point) để sử dụng ma pháp, FF8 cho phép người chơi sử dụng ma pháp đã tích trữ được thông qua kết nối với G.F. Mỗi nhân vật được sở hữu tối đa 32 chủng loại ma pháp và 100 ma pháp với mỗi loại. Có thể sở hữu ma pháp bằng những cách sau:

Hấp thu từ đối phương trong trận đánh. Khi nhân vật kết nối với G.F và sử dụng lệnh “Hấp” (draw) thì có thể hấp thu (tích) ma pháp của đối phương hoặc sử dụng trực tiếp (phóng) lên đối tượng. Đa phần quái vật đều sở hữu ma pháp có lợi cho chúng nên khó có thể dùng để phản lại chúng. Một phần boss còn sở hữu G.F có thể hấp thu được.Tinh chế ma pháp từ dụng cụ bằng kỹ năng của G.F hoặc tinh chế ma pháp cao cấp từ ma pháp hạ cấp cùng chủng loại.Hấp thu tại các điểm hấp thu (draw point) trên bản đồ. Tuy nhiên sau khi hấp thu thì điểm này sẽ khô cạn một thời gian trước khi sử dụng tiếp được.

Ma pháp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhân vật nâng cao các chỉ số. Bằng cách kết nối vời G.F cho phép kết nối với ma pháp, người chơi có thể nâng cao các chỉ số của nhân vật đó với ma pháp. Theo nguyên tắc, mỗi loại ma pháp chỉ có thể kết nối với một chỉ số nhất định như HP, lực, ma lực…

Số lượng ma pháp (một chủng loại) kết nối với chỉ số càng nhiều thì càng làm gia tăng chỉ số đó. Và đây cũng là cách đơn giản nhất để nhân vật đạt giá trị cực đại là 255 cho từng chỉ số.Do vậy, một khi đã kết nối ma pháp với chỉ số nào đó mà vẫn tiếp tục sử dụng ma pháp đó thì giá trị của chỉ số bị giảm đi.

*

Junction-ket noi ma phap trong Final fantasy VIII

Ngoài ra, ma pháp còn giúp đòn đánh có thêm thuộc tính, tính chất của ma pháp đó hay giúp nhân vật kháng cự với thuộc tính/tính chất nhất định nào đó của ma pháp, tùy chủng loại. Chẳng hạn nếu kết nối ma pháp thuộc tính lửa vào chức năng phòng ngừa thuộc tính thì nhân vật đó sẽ ít chịu sát thương/ miễn nhiễm/ hấp thu khi bị tấn công bằng thuộc tính đó. Các trạng thái bất thường như ngủ, hỗn loạn, hóa đá,… do ma pháp gây ra cũng có thể đề phòng bằng cách tương tự.

Xem thêm: Công Ước Quốc Tế Về Bảo Hộ Các Tác Phẩm Văn Học Và Nghệ Thuật

*

Ma pháp trong FF8 được gọi là “ma pháp mô phỏng”, có lẽ vì vậy nên uy lực khó có thể sánh với ma pháp ở các phiên bản khác. Cho nên càng về sau, người chơi càng ít lệ thuộc vào ma pháp, ít có trường hợp buộc phải sử dụng ma pháp đã tích trữ được mà chỉ dùng nó như một phương tiện kết nối để gia tăng chỉ số.Đối với các phiên bản trước, ma pháp đóng vai trò lớn trong việc cứu sống, trị thương hay chữa một số trạng thái bất thường, thì trong FF8, các lệnh kỹ năng của G.F có thể làm được việc này nên cơ hội sử dụng ma pháp càng về sau càng ít dần.Tuy nhiên trong FF8 cũng tồn tại một số đối thủ có thể hấp thu hay xóa bỏ ma pháp của nhân vật. Khi gặp trường hợp này thì sức mạnh của nhân vật giảm xuống đáng kể.

4. G.F trong vai trò lệnh chiến đấu

Nhân vật có thể triệu hồi G.F đã kết nối thông qua lệnh G.F trong chiến đấu. Trong các phiên bản trước cũng có chức năng triệu hồi ma thú tương tự, nhưng được xem như một dạng tấn công ma pháp đặc biệt thì sức mạnh G.F trong FF8 biến đổi theo Level, không cần phải tiêu tốn MP (kèm một số điều kiện) nhưng phải tốn một khoảng thời gian từ lúc chọn lệnh G.F cho đến khi G.F xuất hiện. Trong thời gian đó thì G.F sẽ thay nhân vật chịu sát thương nếu bị tấn công, vì vậy sinh ra ng
ưỡng HP của G.F và các dụng cụ hồi phục cho G.F. Thời gian đợi đến khi G.F xuất hiện phụ thuộc vào mức độ tương tính của G.F đó với nhân vật. Tương tính càng cao thì thời gian càng rút ngắn. Có thể cải thiện tương tính bằng cách tăng tần suất sử dụng G.F hoặc dùng một số dụng cụ đặc biệt.

Pha triệu hồi G.F IFRIT chiến đấu

Xem Thêm : nguyên nhân gây lag máy

Người chơi còn có thể gia tăng lực sát thương của đòn tấn công G.F bằng cách nhấn O liên tục khi trên màn hình xuất hiện biểu tượng này nút bấm. Đây là một cách để người chơi đỡ nhàm chán trong khi chờ đợi hết màn tấn công của G.F, vốn kéo dài hơn các đòn đánh thông thường. Tuy nhiên không phải cứ nhấp liên tục là tốt, vì thỉnh thoảng màn hình lại xuất hiện biểu tượng X, nếu vẫn bấm nút trong khoảng thời gian này thì uy lực sát thương giảm xuống còn 75%.

Ngoài ra, FF8 còn có kiểu G.F xuất hiện ngẫu nhiên, không theo chủ ý triệu hồi của người chơi.

5. Thuộc tính

Phiên bản này tồn tại 8 thuộc tính là “viêm” (lửa), “lãnh khí” (khí lạnh), “lôi” (sét), “thủy” (nước), “phong” (gió), “địa” (đất), “độc” và “thánh”. Các cặp thuộc tính như “viêm” và “lãnh khí”, “phong” và “địa”, “độc” và “thánh” hình thành nên mối quan hệ đối lập và phần nhiều quái vật nếu mạnh ở một thuộc tính nào đó thì sẽ yếu đối với thuộc tính đối lập. Đòn tấn công thuộc tính “địa” cũng không có hiệu quả đối với quái vật ở bay hay ở trạng thái nổi trên không.Ngoài một phần ma pháp và đòn tấn công của địch được thiết lập thuộc tính, người chơi còn có thể chủ động liên kết đòn tấn công với thuộc tính theo ý muốn bằng chức năng liên kết thuộc tính của G.F để chiếm ưu thế trong trận đánh.

6. Vũ khí:

Khác với các phiên bản FF trước, trong FF8 không tồn tại cửa hiệu bán vũ khí, mà chỉ có thể nâng cấp vũ khí cho nhân vật ở các hàng Junk shop khi có đủ các dụng cụ (Item) cần thiết và một số tiền nhất định. Khi vũ khí được nâng cấp, các chỉ số uy lực và khả năng đánh trúng được cải thiện.

Trường hợp của Squall thì vũ khí mới mang lại cho nhân vật này nhiều đòn kết thúc khi sử dụng đặc kỹ Limit Break hơn. FF8 cũng không có khái niệm mặc giáp để tăng sức phòng ngự. Các chỉ số, bao gồm cả phòng ngự đều được gia tăng thông qua kết nối với ma pháp.

7. Dụng cụ:

Khác với các phiên bản trước, quái vật trong FF8 rất dễ rơi đồ, cộng với chức năng đổi bài thành dụng cụ nên dụng cụ rất dễ kiếm được. Ngoài việc sử dụng trong trận đánh, dụng cụ còn dùng để tinh chế thành ma pháp, dụng cụ khác hay để cải tiến vũ khí. Vì FF8 không tồn tại hệ thống nhận tiền sau trận đánh, nên dụng cụ cũng là một phương tiện để kiếm tiền bằng cách bán lại cho các cửa hiệu.

8. Tinh chế:

Đây là một kỹ năng của G.F, cho phép người chơi đổi bài thành dụng cụ, từ dụng cụ tinh chế thành dụng cụ khác hoặc ma pháp, cũng như tinh chế ma pháp hạ, trung cấp thành ma pháp thượng cấp.

Nếu vận dụng tốt hệ thống tinh chế thì người chơi có thể cắt giảm thời lượng hấp thu ma pháp từ địch, sở hữu ma pháp thượng cấp và có được vũ khí cấp cao ngay từ lúc đầu.

9. Tương quan Level:

Đa phần các game RPG khác thì người chơi được lợi khi “cày” lên Level cao hơn vì lúc đó sẽ mạnh hơn quái vật trong game. Nhưng lợi ích này bị thu hẹp trong FF8 vì quái vật (trừ một số hầm nhất định) cũng lên Level theo nhân vật, khiến các chỉ số của chúng cũng gia tăng, tấn công mạnh hơn. Level của quái vật cũng được thiết lập trong khoảng 1~100 giống nhân vật, nhưng một phần quái vật trùm thì vẫn giữ Level cố định hoặc chỉ dao động trong một phạm vi nhất định.So với các phiên bản FF trước đó thì FF8 khá dễ lên Level, chính vì vậy nên phát sinh thêm các hệ thống giúp cân bằng để nhân vật không lên Level (vì không nhận được điểm kinh nghiệm) như biến đối phương thành bài, ăn thịt.

Ngoài ra cũng có những cách khác để người chơi giữa không cho Level gia tăng, vì việc tăng Level không có mấy ý nghĩa trong FF8, khi các chỉ số sức mạnh được gia tăng dễ dàng thông qua chức năng kết nối với ma pháp.

Tuy nhiên, một số Item chỉ có thể nhận được khi chiến đấu với quái vật ở Level cao, cho nên sẽ không nhận được nếu Level của nhân vật thấp. Chính vì vậy nên game còn có chức năng nâng, hạ Level của đối phương, nên nhân vật có thể chiến đấu với quái vật Level cao trong khi bản thân vẫn giữ ở mức Level thấp.

10. Điểm kinh nghiệm:

Đối với các phiên bản FF khác thì điểm kinh nghiệm nhận được sau trận đánh sẽ phân đều cho số nhân vật còn chiến đấu được, nhưng trong FF8 thì nhân vật ra đòn quyết định, kết liễu địch sẽ nhận được nhiều điểm kinh nghiệm hơn.Trong các phiên bản trước, nhân vật không nhận được điểm kinh nghiệm nếu bỏ chạy giữa trận đánh, nhưng trong FF8 thì vẫn nhận được điểm khi bỏ chạy nếu có gây thương tích cho địch trước khi bỏ chạy, chính vì vậy nên khá dễ lên Level (ngược lại, khó giữ cho nhân vật ở mức Level thấp). Nhưng nếu trước khi bỏ chạy có gây thương tích cho địch rồi để chúng phục hồi lại thì vẫn không nhận được điểm kinh nghiệm.

11. Tiền:

Trong FF8, nhân vật không nhận được tiền sau trận đánh như các phiên bản truyền thống. Chỉ có 2 cách để có tiền là nhận “lương” hàng tháng sau khi Squall trở thành SeeD và bán lại Item cho các cửa hàng. Tiền lương được “chuyển khoản” định kỳ và số lượng phụ thuộc vào thứ hạng SeeD.

Xem thêm: Tuyển Tập Đề Thi Học Sinh Giỏi Tiếng Anh Lớp 5 Môn Tiếng Anh

Thứ hạng này tăng giảm tùy vào hành động, chiến đấu hay cách giải quyết event của người chơi. Ngoài ra còn có thể gia tăng thứ hạng SeeD bằng việc trả lời đúng các câu hỏi trong phần thi bút ký. Mỗi bài thi bút ký bao gồm 10 câu hỏi liên quan đến kiến thức về thế giới quan, gameplay của FF8 giúp người chơi nhận thức rõ hơn.

12. Đặc kỹ: (tuổi thơ mình gọi là tuyệt chiêu

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button