Hội chứng trái tim tan vỡ có là thật?

“Trái tim tan vỡ” là hình tượng thường được sử dụng để nói về một sự thất vọng, đau đớn khi tình yêu không như ước muốn. Trong y học thì thực tế hơn, khi đề cập đến trái tim bị vỡ, chúng ta thường hình dung về một trái tim với một đường gạch chéo ngang qua. Nhưng liệu thật sự có chuyện trái tim tan vỡ trong cuộc sống này? Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các biến cố stress lớn ảnh hưởng lên bệnh tim mạch đã được các nhà khoa học chứng minh.

Hội chứng trái tim tan vỡ hay còn gọi là bệnh cơ tim do stress hay bệnh cơ tim Tako-Tsubo, có thể xảy ra ngay cả lúc bạn khoẻ mạnh.

Phụ nữ hay gặp hơn nam giới, nguy cơ mắc phải cao hơn nam giới từ 8 đến 9 lần. Tuổi trung bình của người bệnh bị ảnh hưởng khoảng 60, bệnh có thể xảy ra ở phụ nữ trẻ hơn, nhưng phần lớn hay gặp ở phụ nữ sau mãn kinh.

Bệnh cơ tim do stress xảy ra sau một biến cố stress, với triệu chứng đau tức nặng ngực dữ dội. Các biến cố có thể gây ra stress như sự ra đi đột ngột của người thân, ly hôn, thất tình, stress sinh lý như sau phẫu thuật hay stress có thể xảy ra ngay sau một tin vui lớn như trúng số độc đắc.

Xem Thêm : Hướng dẫn sử dụng Nikon D7100 Máy ảnh kỹ thuật số

Hội chứng trái tim tan vỡ có thể bị chẩn đoán nhầm là tình trạng shock tim do nhồi máu cơ tim bởi vì các triệu chứng và xét nghiệm khá giống nhau. Nhưng không giống như nhồi máu cơ tim, vì trong hội chứng trái tim tan vỡ không có hình ảnh của sự tắc nghẽn mạch vành.

Trong hội chứng trái tim tan vỡ, một phần của trái tim trở nên vô động, giảm co bóp và bị phình to lên tạm thời – thường là phần mỏm tim, phần còn lại của trái tim co bóp bình thường hay tăng động co bóp mạnh hơn. Các nhà khoa học cho rằng sự tăng adrenaline và các hormone khác làm cho cơ tim trở nên vô động, ngủ yên tạm thời.

Tin xấu là hội chứng trái tim tan vỡ có thể dẫn đến suy tim trở nên nặng nề, nhưng thường là ngắn hạn.

Nhưng tin vui là hội chứng trái tim tan vỡ thường có thể điều trị được. Hầu hết chức năng tim của người bệnh được phục hồi hoàn toàn trong vòng vài ngày đến vài tuần. Nguy cơ bệnh tái phát sau này thấp ước chừng khoảng 5-10% với các stress tương tự.

Dấu hiệu và triệu chứng hay gặp nhất của bệnh là đau ngực và khó thở. Rối loạn nhịp tim (nhịp tim đập không đều) và tình trạng shock tim có thể xảy ra trong hội chứng trái tim tan vỡ. Shock tim là tình trạng trái tim trở nên yếu, giảm chức năng một cách đột ngột, dẫn đến không thể bơm đủ máu để nuôi cơ thể. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị ngay kịp thời.

Xem Thêm : Tổng hợp các thể loại sách bằng tiếng Anh chi đầy đủ, chi tiết

Nếu việc này xảy ra đối với bạn, một lời khuyên tốt nhất là hãy nên nhập viện sớm để được hổ trợ chẩn đoán, xử trí kịp thời. Bởi khi điều này xảy ra, bệnh nhân có thể có nguy cơ suy tim nặng nề và thậm chí có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và hổ trợ điều trị đúng lúc. Phần lớn các trường hợp chức năng tim được phục hồi hoàn toàn trong 6 ± 3 ngày đến vài tuần. Nhưng có đến 3% bệnh nhân có diễn tiến nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Stress là vấn đề ai cũng gặp trong cuộc sống, nhưng cách chúng ta tiếp cận và giải quyết như thế nào mới là vấn đề quan trọng. Để giảm những tác hại xấu của stress lên chất lượng cuộc sống nói chung và bệnh tim mạch nói riêng, cần bình tĩnh xử lý các vấn đề xảy ra không như ý muốn thật khéo léo, để có được một cuộc sống vui khoẻ và một trái tim khoẻ mạnh.

BS CKII Nguyễn Quang Trung

– Đơn vị Nhịp Học – Nội Tim Mạch –

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Theo Tạp chí Sức Khỏe – wiki.onlineaz.vn

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button