Lưu Trữ Bài Tập Tình Huống Luật Dân Sự 2 Có Đáp Án, Bài Tập Tình Huống Luật Dân Sự 2

truongxaydunghcm.edu.vn biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc một số tình huống liên quan đến các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 như về quyền có họ tên, quyền tài sản…

1. Tình huống về quyền họ, tên của cá nhân

Hỏi: Theo anh, chị cháu bé có thể mang họ của chị An hay không? Vì sao?

Việc anh Bình, chị An đặt tên khai sinh cho con là Seoul có được hay không?

Trả lời:

* Cháu bé có thể mang họ của chị An vì:

Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 26 BLDS 2015 quy định về Quyền có họ, tên như sau:

1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

Đang xem: Bài tập tình huống luật dân sự 2 có đáp án

*
*

Bồi thường thiệt hại do ép người khác uống rượu, bia

Trong tình huống này mặc dù anh Bê có dùng lời nói để ép Thanh uống nhưng việc uống bia của Thanh là tự nguyện, Thanh có thể từ chối bằng nhiều cách. Giả dụ trong trường hợp này bà Bê đè cổ đổ bia vào mặc dù Thanh đã có hành động chống trả nhưng vẫn không được thì khi Thanh say gây tai nạn Bê phải bồi thường.

(Xem clip tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia)

6. TÌnh huống cho vàng trong lễ đám hỏi

Theo bạn tài sản 300 triệu đồng là tài sản chung hay tài sản riêng? Vì sao?

Thực tiễn xét xử, các Tòa án cho rằng nếu không có đám hỏi, rồi đám cưới thì đàng trai có cho vàng hay không.Việc cho vàng này xuất phát từ việc anh chị sắp cưới, thành vợ chồng thì mới cho chứ không ai cho không cả. Mặc dù lời nói “cho cô dâu” nhưng phong tục cho như vậy là để làm vốn. Mục tiêu cho là để có một khởi đầu cuộc sống vợ chồng tốt đẹp… Tuy nhiên, chị P. vẫn cho rằng không có thỏa thuận nào cho rằng đó là tài sản chung và khăng khăng khẳng định số vàng trên là tài sản riêng của mình.

Bởi lẽ theo phong tục, tập quán đã có từ trước đến nay, kể từ ngày làm lễ đính hôn trở về sau, mặc dù có đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hay chưa thì mặc nhiên cô dâu và chú rể được mọi người công nhận là vợ chồng. Trường hợp anh D. và chị P. cũng không ngoại lệ.

Như vậy, kể từ đám hỏi, anh D. và chị P. đã là vợ chồng nên tài sản tranh chấp mặc dù nói là cho cô dâu nhưng là tài sản cha mẹ cho chung hai vợ chồng để cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình về sau. Cấp sơ thẩm xác định tài sản là tài sản chung của vợ chồng và chia đôi là có căn cứ, đúng quy định pháp luật… Do đó, kháng cáo của chị P. không có cơ sở để chấp nhận.

Xem Thêm : Các So sánh các quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây

 7. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc

Trong cơn bão số 6, tháng 7/2017, có một con bò (gần đẻ) đi lạc tới gia đình anh A. Anh A đã báo chính quyền địa phương và thông báo công khai nhưng không ai đến nhận. Anh A chăm sóc con bò rất cẩn thận và bò đã đẻ ra nghé con.

Theo bạn con bò nghé thuộc về ai? Chủ bò hay người bắt được bò?

Điều 231. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

Điều 232. Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc

1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.

2.8. Trông giúp xe mất có đền?

 A có việc phải vào nhà nên nhờ B trông chừng giúp xe máy. Mặc dù đang lướt web, B vẫn đồng ý. Do mải mê với điện thoại, B không chú ý nên chiếc xe của A đã “không cánh mà bay”. Phát hiện mất xe, A cho rằng B đã nhận trông chừng xe nên phải bồi thường. B không đồng ý vì cho rằng mình chỉ trông chừng giúp, không phải người giữ xe, không đưa thẻ, không thu tiền.

Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Điều 555. Nghĩa vụ của bên gửi tài sản

1. Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Phải trả
đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.

Xem thêm: Bài Tập Tiếng Anh 6 Unit 1 Lớp 6: My New School, Vocabulary And Grammar

Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản

Xem Thêm : Thế nào là 2 tam giác đồng dạng? Tổng hợp lý thuyết và bài tập áp dụng

1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 558. Quyền của bên giữ tài sản

1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.

2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.

3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.

4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.

Điều 559. Trả lại tài sản gửi giữ

1. Bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Xem thêm: Ôn Tập Văn Học Trung Đại Lớp 8 Phần Văn Học, Chuyên Đề Dạy Văn Học Trung Đại Lớp 8

2. Bên giữ phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button