Giáo Án Bàn Tay Nặn Bột Lớp 2 Violet, Thông Tin Cm

BÀI 20 : NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?I. Mục tiêu bài học:– Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng trong suốt không màu , không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định ; nước chảy từ cao xuống thấp , chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,…

Đang xem: Giáo án bàn tay nặn bột lớp 2 violet

Năng lực: Hợp tác,tự học,tự giải quyết vấn đềPhẩm chất:HS biết áp dụng tính chất của nước vào cuộc sông hàng ngàyII. Chuẩn bị:1. GV chuẩn bị đồ dùng :- Giấy báo, khăn bông, miếng xốp, túi ni lông, chai nhựa, bát sứ, khay đựng nước,1 ít đường, muối, cát, cốc thủy tinh có đánh số, …2. Học sinh chuẩn bị: Vở , 1 số đồ dùng khác do Gv quy định.III. Các hoạt động dạy học:

A.Ổn định lớp– Cô xin trân trọng giới thiệu với các con giờ học của chúng ta ngày hôm nay rất vinh dự được đón các thầy giáo, cô giáo trong cụmB. Dạy bài mới:HĐ1. Giới thiệu bài:Các em ạ! Ở các tiết học trước chúng ta đã được làm quen chủ đề Con người và sức khỏe. Trong tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu với cả lớp một chủ đề mới đó là chủ đề Vật chất và năng lượng. Ở chủ đề này chúng ta sẽ được tìm hiểu về nước, không khí, gió và âm thanh.Các em hãy cho có biết trong cuộc sống hàng ngày con và gđ đã sử dụng nước vào những việc gì?(HS nối tiếp trả lờiGV:Trong cuộc sống hằng ngày nước có vai trò rất quan trọng . Vậy nước có những tính chất gì cô cùng các con đi tìm hiểu điều đó qua bài 20: Nước có những tính chất gì?- Gv ghi đầu bài – Hs đọc lại đầu bàiHĐ2. Bài mới:Qua tiết học này các em sẽ biết được các tính chất của nước và ứng dụng một số tính chất này vào cuộc sống.a)Tình huống xuất phát và câu hỏi xuất phát vấn Hãy suy nghĩ và ghi vào vở những hiểu biết ban đầu của bản thân em về nước . Thời gian làm việc của các con là 2 phút. 2 phút bắt đầu.b) Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinhCô mời các con trình bày ý kiến của mình-GV ghi bảng- Nước là một chất lỏng, không màu,không mùi, không vị.- Nước có hình cái chai.- Nước không thấm qua túi ni lông.- Nước không hòa tan cát.- Nước có màu trắng, vàng- Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía.-Nước hòa tan đường, hòa tan muối.-Nước thấm qua vải, giấy- Nước có trong sinh hoạt. – Nước có hình cái cốc- GV nhận xét phần trình bày của các em-Gọi 1 HS đọc lại- Cô cảm ơn phần trình bày của conGV:Nhờ đâu mà các con biết được những điều này về nước? –Quan sát,đọc sách,làm TNChuyển:.Với những hiểu biết ban đầu này các con có gì thắc mắc về nước không? Nếu có các con hãy tự đặt câu hỏiMuốn đặt được câu hỏi các con cần dựa vào những hiểu biết ban đầu này để đặtMời các con suy nghĩ và đặtBạn nào xung phong nêu câu hỏi nào. ( H nêu- GV ghi )1. Nước có màu gì?2. Nước có hình dạng như thế nào?3. Khi nào nước chuyển thành nước đá?4. Có phải nước chỉ hòa tan một số chất không?5. Nước thấm qua những vật nào?6. Có phải nước chảy từ cao xuống thấp không?Cô thấy các câu hỏi các con đưa rất thú vị .- Một bạn đọc to lại cho cô các câu hỏi (HS– Đọc )c) Đề xuất phương án thực nghiệm.GV đặt vấn đề: Để giải đáp những thắc mắc này chúng ta làm thế nào?– HS đề xuất phương án:+ Tìm hiểu qua sách, báo+ Làm thí nghiệm+ Xem trên mạng+ Hỏi bố mẹ………..Vừa rồi cô thấy các con đã đưa ra các phương án đều phù hợp.Nhưng để biết được ngay câu trả lời trong tiết học này các con lựa chọn phương án nào?+ Làm TN ( 2 hs nêu)Bao nhiêu bạn đồng ý? Cô cũng nhất trí với ý kiến của các con.

Xem Thêm : Câu Hỏi Trắc Nghiệm Về Luật Giáo Dục Violet, Bộ, Các Thầy Cô Vào Đây Để Tải

Xem thêm: Lý Thuyết Về Câu Bị Đông Tiếng Anh 8 Violet, Bài Tập Câu Bị Động Có Đáp Án

d) Tiến hành thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu.TN1. Màu mùi vị của nước.Để giải quyết thắc mắc thứ nhất Nước có màu gì? Cô mời các nhóm lên nhận đồ dùng ( H lên )– Bây giờ các con hãy sử dụng các giác quan để tìm ra màu sắc, mùi, vị của nước. Thời gian cho các con làm việc là 2 phút. ( H- Sd các giác quan)– Cô mời nhóm … trình bày-Cô muốn nghe ý kiến của nhóm khác?+ Vậy nhóm con rút ra kết luận gì về màu, mùi,vị của nước.( Nước là một chất lỏng không có màu,không mùi,không vị)Cô cũng nhất trí với ý kiến của các con. Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi không vị. Mời 1 bạn nhắc lại cho cô HS nhắc lại –(GV Ghi bảng)Các con thấy nước có tính chất không màu,k mùi ,k vị nên các con nhớ lưu ý không phải loại nước nào các con nhìn thấy cũng có thể uống được. Trước khi uống các con cần biết rõ nguồn gốc loại nước đó thì mới được uống.Ngoài nước ra có một số chất lỏng khác cũng có tính chất như nước vì thế ta nhìn thấy chất lỏng nào giống như nước ta không được tùy tiện nếm hoặc thử có thể độc hại cho cơ thể* Cô trò mình vừa giải đáp xong thắc mắc thứ nhất. Các thắc mắc còn lại cô trò mình đi tìm hiểu tiếp nhé.- Với những dụng cụ đã chuẩn bị các con hãy Lấy nước, trong chai đổ nước ra bát, ra cốc chén rồi quan sát xem nước có hình dạng ntn?HS làm thí nghiệm – Ghi vào phiếuCác nhóm trình bàyĐúng rồi khi đổ nước vào cốc ta thấy nước có hình cái cốc, khi đổ nước vào cái bát ta thấy nước có hình cái bát. Ngoài ra con thấy nước còn có hình nào nữa? ( H- Hình lòng ao, lòng hồ, chậu thau….)LƯU Ý:Ta thấy chai,cốc chén,bát đều có hình dạng nhất định,khi ta đổ nước vào các vật này thì nước có hình dạng của vật chứa nó. Ta kết luận rằng nước không có hình dạng nhất định.Cô mời một bạn đọc lại. -H đọc (GV ghi bảng)TN2: Nước chảy như thế nào?Đ Dùng: Tấm nhựa,nước,KhayC
ô mời nhóm …. trình bày
Con đặt nghiêng tấm nhựa và đổ nước lên tấm nhựa con thấy nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phíaÀ ngoài cách làm đó còn cách làm nào khác không? ( H- Nhóm em đổ nước vào khay không cần tấm kính.) Vậy có 2 cách làm nhưng cách làm của nhóm… cũng đúng nhưng các con khi đổ nước các con chú ý đổ thấp nước xuống. Nước còn có tính chất chảy từ cao xuống thấp lan ra khắp mọi phía. – 1HS nhắc lại (GV ghi bảng)Thí nhiệm 3:Dụng cụ:Khăn ,bông,giấy ăn,túi ni lông nhựaHS làm thí nghiệm :Đổ nước lên khăn,giấy ăn, bông túi ni lông,tấm nhựa quan sát và rút ra KLnước thấm qua khăn, giấy ,bông và không thấm qua túi ni lông,nhựa.Ngoài ra các con thấy những vật dụng mà chúng ta chuẩn bị thí nghiệm các con thấy nước không thấm qua những vật nào? ( H- Cốc thủy tinh)Vậy kết luận rằng : Nước thấm qua một số vật.Thí nghiệm 4Thế nước hòa tan những chất nào cô mời nhóm các nhóm làm TNH- Em đổ nước vào cốc đựng đường,cố đựng muối ,cốc đựng cát sau đó em dùng thìa khuấy đều 3 cốc. Em thấy đường và muối tan trong nước, cát không tan trong nước nhóm em kết luận nước hòa tan đường, muối,nước k hòa tan cát ? Ngoài ra nước hòa tan được chất gì? ( H-Muối, Bột canh, mì chính , sữa bột……) ? Nước không hòa tan được những chất gì?( H- Sỏi, đá….)Qua thí nghiệm các con vừa làm và sự hiểu biết của các con kết luận gì về sự hòa tan của nước?( H- Nước hòa tan một số chất)GV:Cầm cốc nước có cát và hỏi hs:nước k hòa tan cát,tại sao cốc nước này nước lại bị đục?HSTL:Vì trong cát có lẫn đất (bùn)….Vậy nước còn hòa tan bùn ,đấtQua phần thí nghiệm và thực hành bạn nào cho cô biết: Nước có những tính chất gì?(2 H- Đọc)* Ứng dụng tính chất.

Xem thêm: Đề Thi Violympic Giải Toán Trên Mạng Lớp 2 Vòng 4, Đáp Án Đề Thi Violympic Toán Lớp 2 Vòng 4

Vừa rồi các con đã phát hiện ra các tính chất của nước .- Bạn nào cho cô biết trong cuộc sống người ta vận dụng tính chất của nước để làm gì?- H: Làm mái nhà, áo mưa, cốc đựng nước…..À vậy để làm áo mưa , cốc đựng nước người ta đã ứng dụng tính chất nào của nước?( Nước thấm qua một số vật)Thế còn làm mái nhà người ta sử dụng tính chất nào? ( Nước chảy từ cao xuống thấp lan ra khắp mọi phía)Trong đời sống con người đã biết áp dụng tính chất nước chảy từ cao xuống thấp để sản xuất ra điện.Vừa rồi cô trò mình cùng tìm hiểu xong các tính chất của nước và ứng dụng một số tính chất của nước vào cuộc sống.Các con ạ nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Vậy khi sử dụng nước các con cần lưu ý điều gì?( Tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước…..)- . Ý kiến của các con đưa ra rất hay cô khen các con.Qua các phần các con vừa tìm hiểu con cho cô biết có nước có những tính chất gì. ( H- Nêu)Đó cũng chính là nội dung mục bạn cần biết trong sách giáo khoa trang 43. Cô mời bạn đọc lại cho cô.( 1 HS đọc SGK- 1 HS đọc trên bảng)HĐ3. Tổng kết, nhận xét ,dặn dò – Con cho cô biết hôm nay chúng ta học bài gì?- Bài Nước có những tính chất gì?- Qua giờ học cô thấy các con học tập sôi nổi cô khen cả lớp mình nào.- Giờ học của cô trò mình đến đây là hết. Xin mời các thầy cô giáo nghỉ.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Đề Thi

Related Articles

Back to top button