Tri giác là gì? Đặc điểm và các loại tri giác

Tri giác là gì? Đặc điểm và các loại tri giác.

Mục lục

  • 1. Khái niệm về tri giác
  • 2. Đặc điểm tri giác
  • 3. Các loại tri giác
    • a. Tri giác nhìn
    • b. Tri giác không gian
    • c. Tri giác thời gian
    • d. Tri giác chuyển động
    • e. Tri giác con người
    • f. Quan sát và năng lực quan sát
  • 4. Vai trò của tri giác

1. Khái niệm về tri giác

Khi các thông tin về các thuộc tính của sự vật, hiện tượng có được nhờ cảm giác được chuyển tới vỏ não thì ngay lập tức chúng được tổ chức sắp xếp tạo nên một hình ảnh đầy đủ có ý nghĩa về chính sự vật, hiện tượng đang tác động vào các giác quan của chúng ta. Nhờ vậy, chúng ta không chỉ thấy màu xanh đơn thuần mà thấy màu xanh của cỏ, không chỉ nghe thấy một âm thanh mà nghe thấy tiếng nhạc hay tiếng bài hát. Quá trình tổ chức sắp xếp, lí giải và xác định ý nghĩa của hình ảnh về sự vật hiện tượng đó chính là tri giác.

Tri giác là sự phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tương đang trực tiếp tác động vào các giác quan.

Như vậy, hình ảnh trọn vẹn của sự vật có được là dựa trên cơ sở của các thông tin do cảm giác đem lại, dựa trên việc tổ chức, sắp xếp các thuộc tính bên ngoài của sự vật thành một thể thống nhất theo đúng cấu trúc của sự vật, hiện tượng khách quan. Cảm giác được coi như một nguồn cung cấp thông tin đầu vào, còn tri giác là tổ hợp, diễn giải, gán ý cho các thông tin đó.

2. Đặc điểm tri giác

Cùng là một quá trình thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác:

  • Tri giác là một quá trình tâm lí. Quá trình này có khởi đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.
  • Tri giác phản ánh các dấu hiệu bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
  • Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp.

Bên cạnh những điểm giống nhau đó, tri giác có những đặc điểm nổi bật khác với cảm giác:

Khác biệt cơ bản giữa cảm giác và tri giác là ở chỗ cảm giác phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng và gắn với một cơ quan thụ cảm chuyên biệt, trong khi đó tri giác là sự tổng hợp các cảm giác để tạo ra một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng. Nói cách khác tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn.

Tri giác sử dung dữ liệu trực quan do cảm giác đang mang lại đồng thời sử dung cả các kinh nghiệm đã học được trong quá khứ để có hình ảnh của sự vật một cách trọn vẹn để gọi tên sự vật. Đây là điểm khác biệt lớn so với cảm giác.

Tri giác giúp con người xác định được vị trí của chủ thể đối với các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh một cách tương đối rõ ràng. ở mức độ cảm giác, chủ thể chưa có được hình ảnh đầy đủ về sự vật hiện tượng, do vậy chưa có được điều này.

Đồng thời, tri giác giúp con người xác định được sự vật đó thuộc loại, nhóm sự vật hiện tượng nào. Tức là tri giác một cách “tự động” xác định mối quan hệ giữa một sự vật hiện tượng và nhóm sự vật hiện tượng. Điều này minh chứng cho luận điểm của Mác: “lồng trong con mắt là những nhà lí luận”.

Xem Thêm : THÔNG TIN VỀ GIÁO SƯ NGỤY KHÔN LÂM

Tri giác là quá trình tích cực, gắn liền với việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của con người.

Quá trình tri giác diễn ra một cách tự động ngay khi con người có cảm giác. Ranh giới giữa cảm giác và tri giác về mặt thời gian là không rõ ràng. ở đây, việc tách biệt cảm giác và tri giác là hoàn toàn do mục đích nhận thức. Trên thực tế, quá trình cảm giác và tri giác diễn ra một cách liên tục và không thể chia cắt. Do vậy có quan điểm cho rằng cảm giác và tri giác là một hệ thống hợp nhất.

3. Các loại tri giác

Căn cứ vào các cơ quan cảm giác đóng vai trò chính trong quá trình tri giác có thể chia thành: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó (trong đó tri giác nhìn được nghiên cứu nhiều hơn cả). Do vậy, theo cách phân chia này chúng ta chỉ tìm hiểu loại tri giác nhìn. Căn cứ vào đối tượng tri giác có thể chia tri giác thành: tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác chuyển động, tri giác con người.

a. Tri giác nhìn

Tri giác nhìn phản ánh sự vật hiện tượng trọn vẹn nhờ thị giác.

Một số nhân tố thuộc trường kích thích ảnh hưởng tới tri giác nhìn:

  • Sự gần nhau giữa các sự vật đem đến tri giác các sự vật gần nhau thuộc về một nhóm
  • Sự giống nhau: Tri giác các sự vật giống nhau thuộc về một nhóm
  • Sự khép kín (bao hàm): sử dụng tất cả các thành phần để tạo ra một chỉnh thể
  • Nhân tố tiếp diễn tự nhiên: Các thành phần của các hình quen thuộc với chúng ta thường được liên kết thành một hình.

b. Tri giác không gian

Tri giác không gian phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan của sự vật hiện tượng. Tri giác không gian bao gồm:

+ Tri giác hình dạng sự vật,

+ Tri giác độ lớn của vật,

+ Tri giác chiều sâu, độ xa và các phương hướng.

c. Tri giác thời gian

Tri giác thời gian phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Cơ chế của việc tri giác thời gian gắn với sự tiếp diễn liên tục và nhịp trao đổi sinh học của các quá trình cơ thể (thường được gọi là đồng hồ sinh học). Trong đó nhịp của hệ tuần hoàn và nhịp hệ tiêu hoá đóng vai trò quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi dùng một số thuốc làm thay đổi nhịp sinh học, sẽ dẫn tới sự thay đổi của tri giác thời gian.

Các nhân tố ảnh hưởng tới tri giác thời gian.

+ Tuổi và kinh nghiệm: Trẻ em chưa biết phân biệt thời gian, dần dần trẻ mới học được cách tri giác thời gian.

Xem Thêm : 100 lời chúc và thông điệp vui vẻ trong lễ tạ ơn cho năm 2022: Tin tức trường học hiện tại

+ Động cơ, trạng thái tâm lí.

d. Tri giác chuyển động

Tri giác chuyển động phản ánh sự biến đổi vị trí của sự vật.

Bao gồm sự thay đổi vị trí, hướng, tốc độ.

+ Chuyển động tương đối: Đi xe nhìn bên ngoài, vật gần chuyển động nhanh, vật xa chuyển động xa chậm (thử đưa ngón tay trước mắt và ngửa đầu ra xa).

+ Chuyển động ra xa (Radial motion): Luật xa gần trong hội họa.

+ Tri giác âm thanh trong không gian: Nhờ sóng âm lan truyền theo dạng sóng nên con người nhận biết được hưởng phát ra của âm thanh.

e. Tri giác con người

Tri giác con người là quá trình nhận thức lẫn nhau của con người trong quá trình giao lưu trực tiếp. Đối tượng của tri giác con người là đối tượng đặc biệt. Trong quá trình tri giác con người, các chủ thể tập trung chủ yếu vào việc tri giác các đặc điểm và giá trị xã hội của con người.

f. Quan sát và năng lực quan sát

Quan sát là hình thức tri giác cao nhất của con người. Đây là quá trình tri giác mang tính chủ động, có mục đích, có ý thức rõ ràng. Quan sát có vai trò quan trọng trong hoạt động của con người. “Quan sát, quan sát, quan sát” – Pavlốp.

Thông qua quá trình quan sát trong hoạt động và nhờ rèn luyện, ở con người hình thành năng lực quan sát. Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu. Năng lực tri giác ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào các kiểu tri giác (kiểu tổng hợp, kiểu phân tích, kiểu phân tích tổng hợp, kiểu cảm xúc…), vào hoạt động nghề nghiệp và sự rèn luyện của họ.

4. Vai trò của tri giác

Tri giác là thành phần chính trong nhận thức cảm tính, là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong thế giới khách quan. Dựa vào các hình ảnh của tri giác, con người điều chỉnh hoạt động của mình cho thích hợp với sự vật hiện tượng khách quan. Quan sát – hình thức cao nhất của tri giác đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của hoạt động và là một phương pháp nghiên cứu khoa học.

Xem thêm: Các quy luật của tri giác

Bài viết liên quan:

  1. Các quy luật của tri giác
  2. Hoạt động là gì? Các đặc điểm, cấu trúc của hoạt động
  3. Ý thức là gì? Thuộc tính, cấu trúc và các cấp độ ý thức
  4. Tính cách là gì? Đặc điểm, Cấu trúc tính cách con người
  5. Khí chất là gì? Các loại khí chất của con người
  6. Trí nhớ ngắn hạn và Trí nhớ dài hạn là gì?
  7. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lý người
  8. Tri giác xã hội là gì? Các cơ chế tri giác xã hội

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button