Top công thức tính số vòng quay

Công ty công thức tính số vòng quay Đơn vị

Chắc nhiều anh em làm điện cũng như mình, được bắt tay chỉ việc luôn chứ không biết lý thuyết là gì và cách tính số vòng ra sao nên bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được và có thể áp dụng trong một số trường hợp sau này.

Xem Thêm : Hướng Dẫn Đặt Password Cho Việc Share Folder Trong Mạng Lan, Share Folder Có Password

Công thức tính vòng quay thì chắc bạn cũng gặp rồi chỉ là bạn không nhớ thôi, trong sách giáo khoa vật lý lớp 10 có bài gọi là “chuyển động tròn đều” trong đó cũng có công thức tính vòng quay của cánh quạt, chứ không chỉ riêng động cơ.

Bạn đang xem: công thức tính số vòng quay

Đây là động cơ điện, chắc ai cũng biết cả rồi ^^!

Có thể bạn quan tâm: List Tìm hiểu thạch cao là gì ? Ứng dụng của thạch cao trong đời sống

Vận tốc vòng quay của motor điện được tính tương đối theo công thức N = 60f/P , trong đó N là tốc độ vòng quay (vòng/phút), f là tần số dòng điện (tại Việt Nam là 50Hz) và P là số cặp cực trên stator của motor điện (thường p = 1, 2, 3, 4). Như vậy với motor có 1 cặp cực thì tốc độ vòng quay là gần 3000 rpm bởi còn tính hệ số trượt và tải, nếu P = 4 thì tốc độ motor điện là 750 rpm, tức là số cặp cực càng nhiều thì tốc độ quay càng thấp. Có vẻ không ổn lắm khi chúng ta muốn số vòng quay của motor điện thấp hơn nữa bởi số cặp cực quá nhiều làm cho motor trở nên phức tạp, ngược lại muốn tăng tốc độ quay lên cao hơn 3000rpm cũng không được vì giới hạn tần số.

Xem Thêm : Các Công thức tính bước sóng và Bài tập vận dụng

Nếu muốn tăng thêm hoặc giảm đi tốc độ của một động cơ đa phần anh em sẽ quấn lại với số vòng nhiều hơn và giảm cỡ dây (nếu muốn chậm lại) hoặc giảm số vòng và tăng kích thước dây (nếu muốn nhanh hơn) đây cũng là cách tiết kiệm chi phí và hiệu quả cũng tạm ổn nhưng tốc độ thay đổi không được nhiều (cũng chỉ được khoảng ~100 vòng/phút).

Xem thêm: Top Phương pháp giải bài tập dao động và sóng điện từ ( đầy đủ)

Hoặc trong các công ty, người ta thường sử dụng biến tần với tác dụng chính là thay đổi tần số dòng điện, như công thức trên kia N = 60f/P khi ta thay đổi f(tần số) dòng điện thì sẽ được tốc độ đầu ra như ý muốn. Chi phí cho biến tần cũng phụ thuộc vào công suất động cơ, nếu động cơ càng lớn thì biến tần cũng phải chịu tải tương đương nếu bạn không muốn động cơ bốc khói trong quá trình làm việc do thiếu điện.

Qua bài này chắc anh em cũng biết được phần nào về tốc độ quay của động cơ rồi nhỉ, nếu bạn còn muốn tìm hiểu sâu hơn về biến tần hoặc cách quấn lại, đấu dây… của động cơ thì search trên điện cơ bắc ninh sẽ có ngay nhé

Tham khảo: Những công thức hóa học của quỳ tím

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button