Tống đạt là gì?

Mục lục bài viết

Chắc hẳn khi được hỏi Khái niệm Tống đạt là gì thì có thể ít ai trong chúng ta có thể trả lời được nếu như không phải là người có kiến thức chuyên môn. Với những người làm trong lĩnh việc pháp lý thì đây là một cụm từ được sử dụng khá phổ biến.

Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về Tống đạt? Để giải đáp những câu hỏi này, Luật Hoàng Phi mời Khách hàng cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây?

Tống đạt là gì?

Tống đạt là việc giao văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng như tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án để thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra thì trong Nghị định Số: 08/2020/NĐ-CP ban hành ngày 08 tháng 01 năm 2020 cũng có đưa ra khái niệm về Tống đạt là gì? Theo đó Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định về Thừa phát lại, tổ chức hành nghề của Thừa phát lại và pháp luật có liên quan.

Ví dụ về tống đạt

Theo quy định thì Việc tống đạt được tiến hành theo thủ tục luật định, đảm bảo cho những người liên quan nhận được nhận tài liệu đúng thời hạn.

Xem Thêm : 3 Cách buộc dây giày Tây chuẩn đẹp các quý ông nên biết

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Long là bị đơn trong một vụ án liên quan đến hành vi gây rối trật tự công cộng. Tòa án phân công cho thư ký tòa là bà Nguyễn thị Hương Thảo Chậm nhất là ngày 15-10-2020 phải tống đạt giao cho ông Nguyễn văn Long Giấy triệu tập tham dự phiên tòa xét xử vào ngày 25-10-2020. Trong trường hợp này, ông Nguyễn Văn Long bắt buộc phải có nghĩa vụ tham gia phiên tòa.

Tuy nhiên Bà Nguyễn thị Hương Thảo thay vì phải đến để giao trực tiếp cho ông Nguyễn Văn Long thì bà Thảo lại nhờ một người khác là người quen của bà giao dùm.

Kết quả là người quen của Bà Thảo không biết ông Long nên đã giao không đúng người, kết quả là ông Long không nhận được Giấy triệu tập và không tham gia phiên tòa tại ngày 25/10/2020. Khi này Phiên Tòa phải hoãn xử và chắc chắn Bà Thảo sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo đúng quy định.

Ai là người có quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng?

Trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tại Điều 172 có quy định về việc Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng do những người sau đây thực hiện:

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu.

– Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

Xem Thêm : Soạn bài Uy-lít-xơ trở về ngắn nhất

– Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

– Người có chức năng tống đạt.

– Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.

– Những người khác mà pháp luật có quy định.

Lưu ý: Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức như: Niêm yết công khai, Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo, hông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng….

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc giải đáp thắc mắc liên quan đến Tống đạt là gì cùng một số nội dung liên quan. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có thắc mắc gì vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900.6557 để được giải đáp nhanh nhất.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button