Tóm tắt tác phẩm Đời thừa của Nam Cao – Bi kịch của người nghệ sĩ

Hộ là một nhà văn trẻ có tài, viết thận trọng, ôm ấp một lí tưởng, một hoài bão xây dựng nên một sự nghiệp văn chương. Nhưng từ khi mở rộng đôi cánh tay, đón lấy Từ – một cô gái lỡ làng, bị tình nhân phụ bạc – Hộ nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ, Hộ mới hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền, những bận rộn tẹp nhẹp ngốn phần lớn thì giờ của hắn. Hộ phải cho in nhiều cuốn văn viết vội. Hắn đỏ mặt xấu hổ khi đọc văn mình, tự mắng mình là một thằng khốn nạn. Có lúc anh tự nhủ mình phí đi vài năm để kiếm tiền. Một bầy con thơ nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn trở nên gắt gỏng. Có lúc, mắt chan chứa nước mắt, mặt hầm hầm đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn. Hắn lắc đầu tự bảo: “Ta đã hỏng đứt rồiỉ”. Hắn rũ buồn.

Hình ảnh minh họa cho tác phẩm Đời thừa của Nam Cao

Vốn thương vợ con thế, nhưng rồi Hộ tìm đến rượu, thay đổi dần tâm tính. Hắn say rượu, ngủ say như chết. Có lần hắn đòi đuổi mấy mẹ con Từ ra khỏi nhà, đòi vật một nhát cho chết cả. Nhưng sáng hôm sau tỉnh rượu hắn bẽn lẽn kêu mình đã quá chén, xin lỗi Từ, hôn hít các con như một người cha tốt. Hắn hứa sẽ chừa rượu… nhưng rồi lại uống, lại say, lại làm những trò vừa buồn cười, vừa đáng sợ như lần trước.

Hộ rất yêu vợ con. Khi Từ ốm đau, Hộ lo xanh mắt thức suốt đêm săn sóc thuốc thang cho vợ. Đi xa vài ngày, lúc về nhà hắn hôn hít các con, cảm động đến ứa nước mắt. Hắn đọc sách say mê, đọc và nghiền ngẫm, hắn thổ lộ “dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng” đọc và hiểu được một câu văn hay. Có lần, trước khi đi lấy tiền nhuận bút, hắn hứa mua bánh và thịt quay về cho các con. Nhưng hắn gặp Trung và Mão, bạn văn, bao nhiêu tiền đem tiêu sạch. Say mèm mới trở về nhà. Lần này, hắn đánh Từ, đuổi vợ con ra khỏi nhà lúc đang đêm. Gần sáng, tỉnh rượu, hắn nhớn nhác đi tìm Từ. Thấy Từ xanh xao ôm con thơ đang thiếp đi trên võng, hắn thương cảm, ngắm nghía mặt Từ lâu lắm rồi khẽ thở dài, lắc đầu ái ngại và khóc. Từ tỉnh giấc, choàng tay ôm lấy cổ chồng. Nước mắt Từ giàn giụa. Nức nở Từ nói: “Chính Ệ em mà anh khổ”… Giật mình, con thơ khóc. Từ vừa dỗ con, vừa cất tiếng ru qua làn nước mắt:

“Ai làm cho khói lên giời
Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;
Ai cho Nam, Bắc phân kì,
Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân.”

Top 30 Tóm tắt Đời thừa (hay, ngắn gọn)

Dưới đây là tổng hợp hơn 30 đoạn tóm tắt truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao, được chọn lọc và sắp xếp để bạn đọc dễ dàng tham khảo:

  • Tóm tắt Đời thừa (mẫu 2)
  • Tóm tắt Đời thừa (mẫu 3)
  • Tóm tắt Đời thừa (mẫu 4)
  • Tóm tắt Đời thừa (mẫu 5)
  • Tóm tắt Đời thừa (mẫu 6)
  • Tóm tắt Đời thừa (mẫu 7)
  • Tóm tắt Đời thừa (mẫu 8)
  • Tóm tắt Đời thừa (mẫu 9)
  • Tóm tắt Đời thừa (mẫu 10)

Giới thiệu về tác phẩm Đời thừa và tác giả Nam Cao

“Đời thừa” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nam Cao, được viết vào năm 1943. Truyện ngắn xoay quanh bi kịch tinh thần của Hộ, một nhà văn trẻ đầy hoài bão nhưng phải đối mặt với những bế tắc trong cuộc sống. Qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã thể hiện sâu sắc bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám, đồng thời khẳng định quan điểm nghệ thuật tiến bộ của mình.

Phân tích bi kịch “đời thừa” của người nghệ sĩ trong xã hội cũ

Tác phẩm “Đời thừa” đã khắc họa thành công bi kịch của người nghệ sĩ trong xã hội cũ, khi họ phải đối mặt với những mâu thuẫn không thể dung hòa giữa lý tưởng nghệ thuật cao đẹp và cuộc sống mưu sinh đầy khó khăn.

1. Bi kịch của Hộ – Nỗi đau của người nghệ sĩ bị tha hóa:

  • Hộ là một nhà văn có tâm, có tài, luôn khao khát sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị đích thực.
  • Tuy nhiên, gánh nặng cơm áo gạo tiền đã khiến anh phải từ bỏ lý tưởng của mình, viết những tác phẩm cẩu thả, rẻ tiền để kiếm sống.
  • Sự tự dằn vặt, trách cứ bản thân vì đã phản bội lý tưởng khiến Hộ rơi vào bi kịch tinh thần sâu sắc.

2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Hộ:

  • Hoàn cảnh xã hội ngột ngạt, bế tắc: Xã hội thực dân phong kiến với những bất công đã đẩy người trí thức vào con đường khốn cùng, không có điều kiện để phát triển tài năng.
  • Gánh nặng cơm áo gạo tiền: Cuộc sống mưu sinh đã trở thành gánh nặng đè nén lên vai người nghệ sĩ, khiến họ không thể toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp sáng tác.

3. Ý nghĩa xã hội của tác phẩm:

  • “Đời thừa” là lời tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của người trí thức, đẩy họ vào bi kịch tinh thần.
  • Qua đó, Nam Cao thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với những số phận bất hạnh.

Kết luận

“Đời thừa” là một tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc, phản ánh chân thực bi kịch của người trí thức trong xã hội cũ. Qua đó, Nam Cao đã khẳng định tài năng và tầm vóc của một nhà văn hiện thực lớn, đồng thời thể hiện quan điểm nghệ thuật tiến bộ của mình.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn/