Tóm tắt bài Sọ Dừa ngắn nhất


Xem Thêm : Đề cương ôn tập lí thuyết học kì 2 môn Tiếng Anh 11 mới

Tóm tắt bài Sọ Dừa

Với các mẫu Tóm tắt bài Sọ Dừa hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 6 hơn.

Tóm tắt bài Sọ Dừa ngắn nhất - Ngữ văn lớp 6

A/ Nội dung bài Sọ Dừa

“Sọ Dừa” là một truyện cổ tích đặc sắc và độc đáo trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Đặc sắc và độc đáo về cốt truyện, hấp dẫn về các tình tiết, yếu tố li kì mà lại rất đời, đan xen vào nhau tạo nên nhiều tình huống đã tô đậm cảm hứng nhân văn, ước mơ và niềm tin về một sự đổi đời, về hạnh phúc tỏa sáng tâm hồn mỗi chúng ta khi nghĩ về số phận, thân phận, về những nhân vật “bé nhỏ” như chàng Sọ Dừa trong cổ tích.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Sọ Dừa 

Tóm tắt bài Sọ Dừa – mẫu 1

Có đôi vợ chồng nghèo phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái. Một lần bà vợ uống nước trong cái vỏ dừa, về nhà có mang, sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như quả dừa. Toan vứt đi thì đứa bé cầu xin nên bà vợ không nỡ mà giữ đứa bé lại, đặt tên Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa thay mẹ chăn bò. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu, chỉ có cô út đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Một ngày, cô út phát hiện vẻ đẹp con người Sọ Dừa, đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ hỏi cưới. Dù bị thách cưới cao, Sọ Dừa vẫn đáp ứng đầy đủ. Sọ Dừa trở về hình dáng một chàng trai tuấn tú đến đón cô út về làm vợ khiến hai cô lớn nhà phú ông vô cùng ghen tức. Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên được vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà đề phòng tai họa. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển nhằm cướp chồng em. Nhờ những đồ vật chồng đưa, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt xứ.

Tóm tắt bài Sọ Dừa – mẫu 2

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo họ hiền lành nhưng mãi không có con. Một hôm người vợ thấy cái sọ dừa bên trong đựng đầy nước bèn bưng lên uống. Rồi bà mang thai. Rồi bà sinh ra một đứa bé không chân không tay tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm nhưng không đành vất đi. Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Rồi chàng được phú ông gả cho cô út mà không chê chàng xấu xí. Ngày cưới một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út xuất hiện. Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc. Sọ Dừa đèn sách ngày đêm thi đậu trạng nguyên. Cô út bị hai cô chị hãm hại nhưng nhờ duyên số, may mắn vợ chồng lại đoàn tụ.

Tóm tắt bài Sọ Dừa – mẫu 3

Có đôi vợ chồng già hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa. Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế. Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức. Nhờ chăm chỉ đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

Tóm tắt bài Sọ Dừa – mẫu 4

Sọ Dừa là câu chuyện về cậu bé mang hình hài kì lạ, xấu xí làm công việc chăn bò cho nhà phú ông, lấy được cô Út làm vợ và thi đỗ trạng nguyên. Mặc cho sự ghen ghét đố kị của hai người chị vợ, hai vợ chồng Sọ Dừa vẫn vượt những thử thách éo le để đoàn tụ.

Tóm tắt bài Sọ Dừa – mẫu 5

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú nông. Họ hiền lành, cham chỉ nhưng ngoài năm mười mà chưa có con. Một hôm, người vợ vào rừng hái củi. Vì khát nước quá, thấy cái sọ dừa đựng đầy nước mưa bà bưng lên uống. Thế rồi bà có mang. Không lâu sau, người chồng mất, bà sinh ra một đứa bé không chân, không tay, tròn như quả dừa. Bà mẹ buồn, định vứt đi nhưng thương con bà lại nuôi con và đặt tên là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út hiền lành, thương người đối đãi với cậu tử tế. Cô gái út phát hiện ra Sọ Dừa không phải người phàm trần liền đem lòng yêu. Cuối mùa, Sọ Dừa nhờ mẹ sang hỏi con gái phú ông làm vợ, chỉ có cô con gái út bằng lòng gả cho cậu. Ngày cưới, Sọ Dừa bỗng trở thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Mọi người đều sửng sốt, mừng rỡ riêng hai cô chị thì vừa tiếc, vừa ghen tức. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên, khi chia tay Sọ Dừa đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà. Nhân lúc Sọ Dừa đi vắng, hai cô chị hãm hại em, cô bị cá kình nuốt vào bụng. Cô lấy dao khoét bụng cá chui ra lấy hai hòn đá tạo lửa rồi xẻo thịt cá nướng ăn sống qua ngày. Hai quả trứng cũng nở ra thành một đôi gà đẹp làm bạn với cô ở đảo hoang vắng. Sọ Dừa trở về đón vợ trên đảo về nhà và mở tiệc mừng. Thấy em gái, hai cô chị xấu hổ quá rồi bỏ đi biệt xứ.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

– Hoàn cảnh sáng tác: 

– Giá trị nội dung: Sọ Dừa là truyện cổ tích về người mang lốt vật, kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Nhân vật chính của loại truyện cổ tích này có hình hại dị dạng, thường mang lốt vật, thường bị mọi người xem thường, coi là “vô tích sự”. Nhưng đây là nhân vật có phẩm chất, tài năng đặc biệt. Cuối cùng, nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện Sọ Dừa đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

– Giá trị nghệ thuật: 

+ Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo.

+ Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button