Toastmaster là gì mà có tầm ảnh hưởng lớn đến giới trẻ?

Ngày hôm nay, tôi muốn giới thiệu với các bạn một tổ chức tuyệt vời trên thế giới: Toastmaster. Kỷ niệm 2 năm tham gia tổ chức này, tôi nhận ra Toastmaster đã mang đến cho mình nhiều thay đổi tích cực. Từ một người rụt rè, ngại giao tiếp, tôi đã tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân, đặc biệt là kỹ năng nói trước đám đông.

Ngay cả nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng khẳng định khóa học “nói trước đám đông” là một trong những khoản đầu tư khôn ngoan nhất đời ông, cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng này trong cuộc sống. Toastmaster là nơi ươm mầm và phát triển kỹ năng ấy theo phương thức “Learning by doing” (học qua thực hành), giúp bạn tự tin thể hiện bản thân trong môi trường cởi mở và thân thiện.

Toastmaster International đã có mặt tại 141 quốc gia với hơn 352.000 thành viên. Các quốc gia có số lượng câu lạc bộ Toastmaster lớn nhất là Mỹ, Singapore, Ấn Độ. Điều này có phải lý do khiến con người ở những quốc gia này thường xuất hiện với phong thái tự tin và ăn nói lưu loát?

Lợi ích khi tham gia Toastmaster

Vậy, tham gia Toastmaster, bạn sẽ đạt được điều gì?

1. Nâng cao kỹ năng giao tiếp

Đúng với mục đích của tổ chức, Toastmaster mang đến cơ hội để bạn nói trước đám đông. Mỗi câu lạc bộ Toastmaster thường có khoảng 30 thành viên và mỗi buổi gặp mặt sẽ có khoảng 20-30 người tham gia (bao gồm cả khách mời). Điều đặc biệt là nếu là thành viên, bạn chắc chắn sẽ có thời gian đứng trên sân khấu trong mỗi buổi gặp mặt.

Hình ảnh mọi người đang thuyết trình

Chỉ sau vài buổi gặp mặt đầu tiên, bạn sẽ quen với cảm giác đứng trước nhiều người và tự tin nói trước đám đông (bằng tiếng Anh). Sự mạnh dạn, tự tin toát ra từ giọng nói, cách bạn đưa ra quan điểm sẽ là động lực để bạn tiếp tục hoàn thiện bản thân.

Bạn sẽ bắt đầu chú ý đến các kỹ năng nhỏ khi nói trước đám đông: cách xây dựng bài nói mạch lạc, truyền tải thông điệp hiệu quả, di chuyển trên sân khấu, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, tạo kết nối và thu hút sự chú ý từ khán giả,… Nói trước đám đông là một nghệ thuật và bạn sẽ luôn tìm thấy điểm cần cải thiện để bản thân hoàn hảo hơn.

Không chỉ được nói, ở Toastmaster, bạn còn được thực hành kỹ năng nghe. Evaluation – đưa ra nhận xét về một bài nói cũng là kỹ năng quan trọng bạn sẽ được rèn luyện. Với mỗi bài nói được chuẩn bị trước (Prepared Speech), sẽ có một người nhận xét chính thức (Evaluator). Người này sẽ lắng nghe, chọn lọc những điểm tốt và chưa tốt của người nói để đưa ra bài nhận xét trong 2-3 phút.

Hình ảnh mọi người đang thuyết trình

Bạn sẽ bất ngờ khi có nhiều điều muốn nhận xét về bài Prepared Speech chỉ vỏn vẹn 5-7 phút trong khi thời gian cho bạn chỉ có 2-3 phút. Là Evaluator, bạn cũng có màn trình diễn của riêng mình. Kỹ năng nghe của bạn sẽ được thử thách để chọn lọc 4-5 ý chính cần thiết nhất.

Một phần thú vị khác của ToastmasterTable Topic. Bạn có thể bất ngờ được mời lên sân khấu và đưa ra câu trả lời trong 1-2 phút cho một câu hỏi ngẫu nhiên từ Table Topic Master. Đây là kỹ năng khó nhất, đặc biệt với những người mà tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ.

Việc tổng hợp:

  1. Kiểm soát ngôn ngữ
  2. Áp lực đứng trên sân khấu khi không có sự chuẩn bị
  3. Đưa ra ý tưởng hay, hệ thống câu trả lời như một bài nói nhỏ, thú vị, có thông điệp

thực sự là thử thách lớn. Nhưng tin tôi đi, không gì nâng cao sự tự tin của bạn bằng việc hoàn thành tốt câu trả lời Table Topic và nhận được sự ngưỡng mộ từ khán giả.

2. Tiếp cận những thông tin được chọn lọc kỹ càng

Toastmaster không chỉ là nơi hoàn thiện kỹ năng mà còn là nơi cung cấp những thông tin được chọn lọc kỹ lưỡng. Áp lực nói trước đám đông khiến người nói phải thực sự suy nghĩ về điều mình muốn truyền tải.

Thông thường, tôi phải mất vài tuần để tìm kiếm cảm hứng và tư liệu cho mỗi bài nói. Và sau khi trò chuyện với nhiều thành viên Toastmaster, tôi nhận ra rất nhiều người cũng gặp vấn đề tương tự (dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho một bài nói 5-7 phút). Bởi vì:

Không ai muốn thực hiện một bài nói mà bản thân mình không tin tưởng hoặc không thấy giá trị.

Vì vậy, hầu hết bài Prepared Speech tại Toastmaster đều ý nghĩa, thiết thực với cuộc sống, được kể lại qua trải nghiệm của chính người nói hoặc thông qua quá trình tìm hiểu sâu. Một vài ví dụ điển hình tôi từng được nghe tại Toastmaster:

  • Chia sẻ từ một cô kỹ sư xây dựng về môi trường làm việc đầy nguy hiểm và áp lực
  • Suy nghĩ của một người phụ nữ sắp trở thành mẹ lần đầu tiên
  • Chặng đường đầy khó khăn và bản lĩnh của một người đàn ông khi phải rời bỏ quê hương, xây dựng sự nghiệp ở nước ngoài
  • Câu chuyện về người bà nghị lực, vượt qua số phận khi sinh ra chỉ có một tay để trở thành một trong những người phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp đại học Cambridge những năm 1930
  • Thông điệp “Time waits for no one” (Thời gian không chờ đợi một ai) của một người đàn ông vừa mất đi 3 người thân yêu, truyền tải thông điệp sống ý nghĩa và trân trọng những người xung quanh

3. Môi trường tiếng Anh chuyên nghiệp, cơ hội vươn ra thế giới

Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn được đặt mình vào môi trường nói tiếng Anh (không phải học), tự tạo cơ hội giao tiếp và kết nối bạn bè để cùng nhau tiến bộ. Toastmaster là tổ chức không giới hạn nghề nghiệp. Tại đây, tôi đã gặp gỡ những người huấn luyện giọng nói, kỹ năng thuyết trình, diễn giả hài kịch (comedian),…

Toastmaster là môi trường tuyệt vời với nhiều mối quan hệ tiềm năng, tiếp bước con đường phát triển bản thân của bạn.

Kết luận

Toastmaster cho tôi thấy được tầm quan trọng của kỹ năng nói trước đám đông. Kỹ năng này không chỉ ảnh hưởng đến sự thăng tiến trong công việc mà còn thể hiện sự tự tin trong giao tiếp.

Tôi tin chắc rằng bạn cũng mong muốn được tự tin thể hiện bản thân. Chúc bạn tìm được con đường riêng và lan tỏa giá trị của bản thân đến với cộng đồng.


Thông tin về các câu lạc bộ Toastmaster tại TP.HCM và Hà Nội:

1. TP. HCM

2. Hà Nội


Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn/