Tiền sử dụng đất là gì?

Mục lục bài viết

Một hộ gia đình, các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, Người có quốc tịch Việt Nam sinh sống, định cư ở nước ngoài hoặc các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp một khoản tiền khi muốn xin Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, xin nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Người ta gọi khoản tiền đó là tiền sử dụng đất.

Vậy tiền sử dụng đất là gì, cách tính tiền sử dụng đấy như thế nào? Chúng tôi xin gửi tới quý độc giả thông tin bổ ích qua bài viết sau: Tiền sử dụng đất là gì?

Tiền sử dụng đất là gì?

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Đối tượng nộp tiền sử dụng đất

Theo Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định đối tượng chịu thuế sử dụng đất bao gồm:

– Người được Nhà nước giao đất

– Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở

– Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê

– Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa

– Tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

– Người đang SDĐ được Nhà nước cho phép chuyển MĐSDĐ sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có nguồn gốc được giao không thu tiền sử dụng đất, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất nông nghiệp có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có thu tiền sử dụng đất

Đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất chuyển sang sử dụng làm đất ở có thu tiền sử dụng đất

Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê đất nay chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa đồng thời với việc chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

– Hộ gia đình, cá nhân

Xem Thêm : Tài Liệu Hướng Dẫn Sử Dụng Tableau Data Analyst Hiệu Quả, Cách Sử Dụng Tableau

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Cách tính tiền sử dụng đất phải nộp khi Nhà nước giao đất

Tiền sử dụng đất phải nộp khi Nhà nước giao đất gồm 02 trường hợp: Giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và không thông qua đấu giá. Cụ thể:

Trường hợp 1: Thông qua đấu giá quyền sử dụng đất

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2016/NĐ-CP), tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất phải nộp là số tiền trúng đấu giá.

Trường hợp 2: Không thông qua đấu giá

Tiền sử dụng phải nộp khi tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất được xác định theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = Giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất x Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất Tiền sử dụng đất được giảm (nếu có) Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất (nếu có)

– Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất là diện tích đất có thu tiền sử dụng đất ghi trên quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Trong đó:

– Giá đất tính thu tiền sử dụng đất được xác định theo giá đất cụ thể.

– Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất là tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nhà đầu tư đã tự nguyện ứng cho Nhà nước.

– Trường hợp công trình nhà ở, công trình hỗn hợp nhiều tầng gắn liền với đất được Nhà nước giao đất cho nhiều đối tượng sử dụng thì tiền sử dụng đất được phân bổ cho các tầng và đối tượng sử dụng.

Lưu ý: Trường hợp được giao đất nhưng không đưa vào sử dụng hoặc chậm tiến độ so với tiến độ ghi trong dự án thì người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất được tính bằng tiền thuê đất hằng năm

Các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định cụ thể các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất như sau:

Trường hợp được miễn tiền sử dụng đất

– Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với:

+ Người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất;

+ Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo;

+ Sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội;

Xem Thêm : List Cách Lắp Thẻ Giải Mã K Hắc Phục Lỗi Cơ Bản, Sc/Sc1/Sc2/Sc3

+ Nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

– Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi.

– Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được phê duyệt.

– Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được phê duyệt.

Trường hợp được giảm tiền sử dụng đất

– Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không phải các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi được cơ quan Nhà nước giao đất; công nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở.

– Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất.

Các trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất hàng năm?

Các trường hợp sau đây không phải nộp tiền sử dụng đất hàng năm bao gồm:

1) Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức tăng gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

(2) Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức dịch vụ hỗ trợ hậu cần – kỹ thuật gồm:

– Thư viện, bảo tàng, nhà hát, cơ sở phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở báo chí, in ấn, xuất bản; nhà khách, nhà công vụ; cơ sở y tế, nhà an điều dưỡng, nhà nghỉ dưỡng, trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng, căng tin nội bộ;

– Cơ sở nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật quân sự, nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ; cơ sở sản xuất quân trang, cơ sở sản xuất thực nghiệm; cơ sở xúc tiến thương mại quân sự, đối ngoại quân sự, an ninh;

– Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy, tàu, thuyền, trang thiết bị kỹ thuật; kho, trạm dự trữ, cung ứng, cấp phát xăng, dầu; kho, bãi phương tiện vận tải, kỹ thuật nghiệp vụ; cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; vị trí lắp đặt, bảo đảm an ninh, an toàn cho thiết bị của dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện lực, ngân hàng phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.

(3) Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức lao động, giáo dục, giáo dục cải tạo, rèn luyện gồm:

– Cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; cơ sở thi đấu, tập luyện thể dục, thể thao; cơ sở huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ;

– Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân;

– Nhà xưởng lao động cải tạo cho phạm nhân;

– Công trình phục vụ sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ, học viên, phạm nhân.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button