Thuốc Biviantac: Thuốc dùng cho các rối loạn tiêu hóa

Thuốc Biviantac được chỉ định để điều trị các rối loạn thường gặp trong những bệnh lý loét dạ dày tá tràng, thực quản. Vậy thuốc này được sử dụng như thế nào và có những lưu ý gì cần biết? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc Biviantac qua bài viết sau của YouMed.

Thành phần hoạt chất:

  • Mỗi gói 10 ml chứa Nhôm hydroxyd 612 mg (tương đương Nhôm oxyd 400mg), Magnesi hydroxyd 800 mg, Simethicon 80 mg.
  • Mỗi viên nén nhai chứa: Bột dập thẳng Codried (Nhôm oxyd 200mg, magnesi hydroxyd 400 mg), bột simethicon 70% (simethicon 30 mg).

Thuốc có thành phần tương tự: Fumagate, Alumag-S, Hamigel-S…

Nội dung bài viết

  • 1. Thuốc Biviantac là gì?
  • 2. Chỉ định của thuốc Biviantac
  • 3. Liều và cách dùng thuốc Biviantac
  • 4. Chống chỉ định của thuốc Biviantac
  • 5. Lưu ý khi sử dụng
  • 6. Tác dụng không mong muốn
  • 7. Tương tác với thuốc Biviantac
  • 8. Quá liều với thuốc Biviantac
  • 9. Phụ nữ có thai và cho con bú
  • 10. Cách bảo quản thuốc Biviantac

1. Thuốc Biviantac là gì?

Biviantac là sản phẩm kết hợp giữa hai chất kháng acid và một chất chống đầy hơi simethicon. Hai chất kháng acid là magnesi hydroxyd có tác dụng nhanh và nhôm hydroxyd có tác dụng chậm. Sự kết hợp này làm cho sản phẩm vừa có tác dụng nhanh, vừa có thời gian tác dụng đệm kéo dài. Magnesi hydroxyd có thể gây tiêu chảy, nhưng tác dụng này sẽ được cân bằng bởi nhôm hydroxyd có thể gây táo bón.

thuoc-Biviantac
Thuốc Biviantac

2. Chỉ định của thuốc Biviantac

Thuốc Biviantac được chỉ định để điều trị các trường hợp do tăng tiết acid quá mức như:

  • Khó tiêu, nóng rát hay đau vùng thượng vị.
  • Trướng bụng, đầy hơi, ợ nóng, ợ hơi hay ợ chua.
  • Tăng độ acid, đau rát dạ dày.
  • Các rối loạn thường gặp trong những bệnh lý loét dạ dày tá tràng, thực quản.

3. Liều và cách dùng thuốc Biviantac

Xem Thêm : Tìm hiểu về các tiêu chuẩn GMP – GLP – GDP – GSP – GPP – trong ngành Dược phẩm, Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và Mỹ phẩm …

Bạn nên dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

3.1. Dạng gói

  • Người lớn: 10 g (1 gói) x 2 – 4 lần/ngày.
  • Trẻ em: 5 – 10 g (1/2 – 1 gói) x 2 – 4 lần/ngày.

Cách dùng: Lắc kỹ gói thuốc trước khi dùng. Dùng thuốc lúc đói hoặc sau khi ăn khoảng 20 phút đến 1 giờ, trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng.

3.1. Dạng viên nén nhai

  • Người lớn (cả người cao tuổi và trẻ em trên 12 tuổi): 2 – 3 viên, 3 – 4 lần mỗi ngày. Tối đa không quá 12 viên một ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Không nên dùng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

Cách dùng: Viên nén nên được nhai kỹ trước khi nuốt. Dùng thuốc lúc đói hoặc sau khi ăn khoảng 20 phút đến 1 giờ hoặc trước khi đi ngủ.

4. Chống chỉ định của thuốc Biviantac

Không dùng thuốc Biviantac cho người:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy nhược nặng.
  • Suy thận, tăng magne máu, giảm phosphat máu.
  • Trẻ em (đặc biệt là trẻ em mất nước hay suy thận) vì nguy cơ nhiễm độc nhôm.

5. Lưu ý khi sử dụng

  • Bạn không nên dùng thuốc Biviantac quá 2 tuần mà không có ý kiến bác sĩ.
  • Liều cao thuốc Biviantac có thể làm nặng hơn tình trạng tắc ruột ở người có nguy cơ cao (suy thận, người cao tuổi…).
  • Dùng thuốc kéo dài, liều cao hoặc thậm chí dùng liều bình thường ở những người có nguy cơ thiếu hụt phospho, có thể làm giảm phosphat đi kèm tăng tiêu cơ xương và tăng calci niệu với nguy cơ loãng xương.
  • Ở người bệnh suy thận, nồng độ nhôm và magne trong huyết tương thường cao, có thể gây sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.
  • Nhôm hydroxyd có thể không an toàn cho người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyria đang thẩm tách máu.
  • Không nên dùng thuốc Biviantac cho người bệnh có các vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, giảm hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu sucrose-isomaltase vì thuốc có chứa tá dược lactose monohydrat.

6. Tác dụng không mong muốn

Một số tác dụng phụ do thuốc gây ra được ghi nhận như sau:

  • Tiêu hóa: tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng.
  • Phản ứng quá mẫn: ngứa, mày đay, phù mạch, phản ứng phản vệ.
  • Chuyển hóa:
    • Tăng magne máu (ở người bệnh suy thận dùng thuốc kéo dài).
    • Tăng lượng nhôm trong máu.
    • Giảm phosphat máu (liều cao, kéo dài, hoặc ở người ăn thiếu phospho) kèm tiêu cơ xương, loãng xương.

Nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi dùng sản phẩm, thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ. Trong trường hợp nghiêm trọng cần đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

7. Tương tác với thuốc Biviantac

Thuốc Biviantac có thể làm cản trở hấp thu các thuốc khác (đặc biệt là một số loại thuốc kháng sinh như tetracyclin, ciprofloxacin, ketoconazol, chloroquin, cefpodoxim, các vitamin…). Nên uống các thuốc cách xa khoảng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng Biviantac.

Xem Thêm : Hướng Dẫn Thổi Ống Thủy Tinh Cơ Bản Part2, Cách Thổi Ống Thuỷ Tinh

Magnesi hydroxyd trong thuốc cũng có thể làm thay đổi sự đào thải của một số thuốc, như tăng thải trừ các salicylat.

Thông báo cho bác sĩ những thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thuốc dược liệu…) và thực phẩm mà bạn đang sử dụng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường khi dùng sản phẩm, hãy thông báo ngay cho dược sĩ, bác sĩ.

8. Quá liều với thuốc Biviantac

Khi dùng thuốc quá liều, các triệu chứng nghiêm trọng ít xảy ra. Bạn có thể bị tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa. Liều cao có thể gây hoặc làm nặng hơn tình trạng tắc ruột, tắc hồi tràng.

9. Phụ nữ có thai và cho con bú

Tính an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú chưa được thiết lập. Tuy nhiên, simethicon không hấp thu qua đường tiêu hóa và rất ít lượng muối nhôm và magnesi bài tiết vào sữa mẹ khi dùng ở liều khuyến cáo. Ảnh hưởng của thuốc đối với trẻ bú mẹ là không đáng kể.

Trước khi sử dụng bất cứ thuốc nào trong thời kỳ này, bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn.

10. Cách bảo quản thuốc Biviantac

  • Bảo quản thuốc Biviantac ở nơi khô ráo, bảo quản ở nhiệt độ phòng, dưới 30oC.
  • Nên tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào sản phẩm.
  • Cất trữ sản phẩm ở nơi an toàn, cách xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi.

Thuốc Biviantac được chỉ định để điều trị các rối loạn thường gặp trong những bệnh lý loét dạ dày tá tràng, thực quản. Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế điều trị của bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa. Để có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng.

Dược sĩ Trần Vân Thy

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button