thái độ quan trọng hơn trình độ

Trong cuộc sống, thái độ quan trọng hơn trình độ là một điều luôn luôn đúng. Đặc biệt điều đó sẽ được thể hiện trong công việc của bạn. Tại sao thái độ lại quan trọng? Có những người dù có tài và học thức cao nhưng vẫn không thành công. Ngược lại, có những người tuy rất bình thường nhưng thái độ làm việc tốt thành công luôn mỉm cười với họ. Chuyện thành – bại, được- mất phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của mỗi chúng ta.

Bạn đang xem: Vì sao thái độ quan trọng hơn trình độ

Bạn đang xem: thái độ quan trọng hơn trình độ

Không đơn giản là yếu tố thuộc về cảm xúc, cũng không phải là kết quả của bất kỳ tác động bên ngoài nào, thái độ là yếu tố thuộc về nhân sinh quan của chúng ta và nó là một phần của kỹ năng sống. Thái độ quyết định thành công, thái độ quyết định cách chúng ta hành động, quyết định sự gắn bó khăng khít trong các mối quan hệ. Nó có khả năng biến trở ngại thành cơ hội, chuyển thất bại sang thành công.

Vì sao thái độ quan trọng hơn trình độ?

Bạn là người có tài. Bạn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ một cách xuất sắc. Bạn là người vượt trội hơn hẳn so với các đồng nghiệp khác trong công ty. Và chỉ vì điều này bạn có quyền “lên mặt” với tất cả mọi người rằng ta đây tài giỏi và coi thường những người xung quanh thì quả thật bạn đang đi sai đường.

Thái độ làm việc phản ánh một phần về đạo đức nghề nghiệp của bạn. Qua thái độ trong công việc người ta sẽ đánh giá được nền tảng giáo dục, kiến thức tư duy của mỗi con người. Trình độ chuyên môn có thể dễ dàng nhận ra trong quá trình làm việc, nhưng nền tảng văn hóa cốt lõi thì rất khó thấy. Vì vậy chúng ta có tài giỏi đến mấy mà không có nền tảng văn hóa thì có tài năng cỡ nào cũng khó mà tiến xa được. Qua đây các bạn đã hiểu được thái độ quan trọng như thế nào đôi với sự thành công của bạn.

Thái độ quan trọng như thế nào trong thành công của bạn?

Tham khảo: Những Luỹ Kế trong Tiếng Anh là gì: Định nghĩa, ví dụ

Xem Thêm : LỜI CHÀO ĐOÀN CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Những bài học trên sách vở có thể khác nhiều so với thực tế. Tùy từng hoàn cảnh khác nhau mà bạn lựa chọn cách xử lý khác nhau. Nhưng chung quy lại bạn cần ghi nhớ những điều dưới đây nếu muốn thành công trong tương lai.

*Thái độ hơn trình độ

Luôn khiêm tốn, biết người biết ta

Khiêm tốn là đức tính không bao giờ thừa không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống. Bạn có thể giỏi nhất, bạn có thể đem về cho công ty hàng tá các hợp đồng nhưng đừng nên vì thế mà khinh thường người khác. Hãy khiêm tốn, vui vẻ hòa đồng với mọi người, thậm chí bạn có thể truyền đạt lại những gì bạn đã làm được cho đồng nghiệp. Có như vậy con đường thăng tiến của bạn sẽ rộng mở.

Câu chuyện về thái độ làm việc của người Nhật

Hãy học thái độ làm việc của người Nhật. Họ luôn có trách nhiệm trong công việc của mình. Họ dành tất cả thời gian trên công ty để làm việc và thậm chí khi về nhà, họ vẫn tranh thủ hoàn thành nốt hoặc làm thêm việc.

Đừng bao giờ làm việc theo kiểu đối phó, làm cho xong và không quan tâm đến chất lượng. Hãy cố gắng hết khả năng của mình để xứng đáng với khoản thù lao mà bạn được nhận hàng tháng. Khi bạn cố gắng hoàn thành công việc mỗi ngày, kỹ năng làm việc của bạn sẽ được nâng cao. Và hơn hết tập cho mình đức tính làm việc có trách nhiệm, luôn có tinh thần cầu tiến.

Xem thêm: Vì Sao Axit Fomic Có Phản Ứng Tráng Gương, Cách Viết Phản Ứng Tráng Gương

Có thể bạn quan tâm: Duỗi Tóc Mái Bao Nhiêu Tiền Và Cách Chọn Kiểu Tóc Duỗi Phù Hợp Với Khuôn Mặt?

Xem Thêm : Khiếu nại là gì? Công dân có quyền khiếu nại khi nào?

Đừng bao giờ đến công ty và hỏi người khác hôm nay mình làm gì? Đừng bao giờ lên công ty và làm y hệt theo lời người khác nói. Đừng bao giờ lên công ty chỉ đợi lúc tan ca.

Hãy giữ vững tinh thần làm việc và yêu công việc như yêu chính bản thân bạn. Mỗi ngày đi làm là một ngày vui. Hãy nhớ thái độ đối với công việc của bạn như thế nào nó sẽ phản ánh trực tiếp con đường thăng tiến của bạn.

Tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng sếp – là tôn trọng chính bản thân mình

Đừng bao giờ để sếp là người nhắn tin cuối cùng. Đừng bao giờ dùng những ‘icon’ hời hợt, vô nghĩa với những người hơn tuổi, hoặc hơn cấp mình. Đừng bao giờ để tin nhắn hay mail của đồng nghiệp, của sếp hằng ngày, hằng tiếng rồi mới trả lời lại.

Cách bạn tôn trọng sếp, tôn trọng đồng nghiệp cũng phản ánh phần nào về thái độ đối với công việc của bạn.

Thái độ hơn trình độ: Đừng tỏ ra bất lực

Tất cả chúng ta đều có những lúc cảm thấy bất lực trước công việc. Nhưng vấn đề là làm thế nào đối mặt với cảm giác đó. Chúng ta có thể học từ nó, vượt lên nó hoặc để cho nó kéo chúng ta lại phía sau. Rất nhiều người đã vượt qua được sự bất lực để gặt hái được thành công từ những vấp ngã trong công việc. Hãy linh động trong suy nghĩ, luôn biết cách định hướng để cải thiện vấn đề, lật ngược tình thế mà bạn đang đối mặt. Khi một thách thức bất ngờ ập đến, một người thành công sẽ biết cách linh hoạt cho tới khi giành lấy thành quả.

Để giữ vững tinh thần làm việc và làm chủ được bản thân trong một xã hội luôn “thiên biến vạn hóa” như hiện nay là điều không hề dễ dàng. Đời sống công sở có nhiều yếu tố chi phối có thể khiến bạn mất kiểm soát, xuất hiện những hành vi không đúng mực sẽ dẫn đến những hệ lụy không mấy tốt đẹp. Thế nên, thái độ quan trọng hơn trình độ là điều kiện“tiên quyết” giúp bạn thành công hơn sau này.

Tham khảo: List rau muống tiếng anh là gì

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button