Sức khỏe tâm trí (mental health) là gì ?

Sức khỏe tâm trí (mental health) là gì ? 1

Sức khỏe tâm trì lâu nay thường được mọi người được biết đến giống như là một loại sức khỏe của tâm thần. Tuy nhiên sức khỏe tâm trí đóng vai trò rất quan trọng và lớn mạnh hơn rất nhiều. Nó chính là một loại sức khỏe quyết định số 1 liên quan đến cảm xúc trong con người.

NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI VIẾT

  • 1 Sức khỏe tâm trí là gì?
  • 2 Tầm quan trọng của sức khỏe tâm trí?
  • 3 Dấu hiệu cảnh báo sớm
  • 4 Lợi ích của sức khỏe tâm trí tích cực
  • 5 Cách để suy trì sức khỏe tâm trí tích cực
    • 5.1 Nhận trợ giúp chuyên nghiệp nếu bạn cần: bác sĩ tâm thần, chuyên viên tâm lý…
    • 5.2 Kết nối với người khác
    • 5.3 Sống tích cực
    • 5.4 Giúp đỡ người khác
    • 5.5 Phát triển kỹ năng đối phó

Sức khỏe tâm trí là gì?

Sức khỏe tâm trí được định nghĩa là trạng thái hài mãn (well-being) mà tại đó, mỗi cá nhân nhận ra tiềm năng của chính người đó, có thể đương đầu với những stress bình thường trong cuộc sống, có thể làm việc một cách tích cực, và đóng góp cho cộng đồng.

Tầm quan trọng của sức khỏe tâm trí?

Sức khỏe tâm trí bao gồm sự hài lòng của chúng ta trong tình cảm, tâm lý và xã hội. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Nó cũng giúp XÁC ĐỊNH CÁCH chúng ta xử lý căng thẳng, liên kết với người khác và đưa ra lựa chọn. Sức khỏe tâm trí rất quan trọng ở mọi giai đoạn của cuộc sống, từ thời thơ ấu và thanh thiếu niên cho đến tuổi trưởng thành.

Xem Thêm : Các hiện tượng tâm lý xã hội là gì? Bản chất, chức năng

Trong suốt cuộc đời của bạn, nếu bạn gặp vấn đề về sức khỏe tâm trí, suy nghĩ, tâm trạng và hành vi của bạn có thể bị ảnh hưởng. Nhiều yếu tố góp phần vào các vấn đề sức khỏe tâm trí, bao gồm:

  • Các yếu tố sinh học, chẳng hạn như gen hoặc chất dẫn truyền hóa học trong não
  • Kinh nghiệm sống, chẳng hạn như chấn thương hoặc lạm dụng
  • Tiền sử gia đình có vấn đề về sức khỏe tâm thần

Vấn đề sức khỏe tâm trí là phổ biến và luôn CẦN NHỮNG CÁNH TAY SẴN SÀNG giúp đỡ. Những người có vấn đề về sức khỏe tâm trí có thể trở nên tốt hơn và nhiều người hồi phục hoàn toàn khi điều trị sớm.

Dấu hiệu cảnh báo sớm

Dấu hiệu cảnh báo sớm 1

  • Ăn hoặc ngủ quá nhiều hoặc quá ít
  • Tránh né mọi người và các hoạt động thông thường
  • Có năng lượng thấp hoặc không có sinh lực
  • Cảm thấy tê liệt hoặc không có gì quan trọng
  • Bị đau nhức không rõ nguyên nhân
  • Cảm thấy bất lực hoặc vô vọng
  • Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy nhiều hơn bình thường
  • Cảm thấy bối rối khác thường, hay quên, khó chịu, tức giận, buồn bã, lo lắng hoặc sợ hãi
  • La hét hoặc đánh nhau với gia đình và bạn bè
  • Trải qua sự thay đổi tâm trạng nghiêm trọng gây ra vấn đề trong các mối quan hệ
  • Có những suy nghĩ và ký ức dai dẳng không thể thoát ra khỏi đầu
  • Nghe giọng nói hoặc tin những điều không đúng sự thật
  • Suy nghĩ làm hại bản thân hoặc người khác
  • Không có khả năng thực hiện các công việc hàng ngày như chăm sóc con cái hoặc đi làm hoặc đi học

Lợi ích của sức khỏe tâm trí tích cực

Một sức khỏe tâm trí tích cực sẽ mang lại những lợi ích cho bạn về:

  • Khả năng nhận ra tiềm năng đầy đủ của họ
  • Đối phó với những căng thẳng của cuộc sống
  • Làm việc năng suất
  • Đóng góp ý nghĩa cho cộng đồng của họ

Cách để suy trì sức khỏe tâm trí tích cực

Cách để suy trì sức khỏe tâm trí tích cực 1

Có nhiều cách khác nhau để bạn duy trì một sức khỏe tâm trí tích cực như:

Nhận trợ giúp chuyên nghiệp nếu bạn cần: bác sĩ tâm thần, chuyên viên tâm lý…

Xem Thêm : Download Mitaco 5V2, Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Mitaco 5V2 Nhanh & Chuẩn

Duy trì sức khỏe tâm trí tích cực bằng trợ giúp tham vấn từ những bác sĩ, chuyên viên tâm lý sẽ giúp người bệnh giải quyết được những khó khăn trong nhận thức, cảm xúc và hành vi để qua đó, phát triển nhân cách, định hướng lại tâm trí tích cực, cách sống lành mạnh và những vấn đề khác thuộc các rối loạn cảm xúc và nhân cách.

Kết nối với người khác

Trong trường hợp, nếu bạn đang cảm thấy mình có những dấu hiệu thay đổi cảm xúc thất thường, hoặc bị rối nhiễu tâm trí thì hãy cùng kết nối với người khác, đừng giấu sống bó hẹp bản thân mình. Tác dụng của việc khi bạn kết nối với mọi người, bạn sẽ có suy nghĩ tích cực hơn do ảnh hưởng từ họ. Ngoài ra, cách bạn giao tiếp, chia sẻ và kết nối sẽ giúp bạn hiểu được về bản thân mình hơn từ đó bạn sẽ dần dần biết cách tạo ra những năng lượng tích cực để nuôi dưỡng sức khỏe tâm trí của bạn một cách tốt nhất.

Sống tích cực

Một trong những cách để duy trì tâm trí tích cực đó là bạn cần thay đổi những thói quen sống tích cực.

  • Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động có ích
  • Thái độ sống lạc quan, vui vẻ và hòa đồng cùng với mọi người
  • Không lạm dụng sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia hay các chất gây nghiện làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tâm trí
  • Ngồi thiền, đọc sách, chơi thể thao và luôn đón nhận những điều mới mẻ tích cực từ bên ngoài xã hội…

Giúp đỡ người khác

Giúp đỡ người khác giúp bạn tìm ra được những niềm vui và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa và trân trọng giá trị của chính bản thân mình hơn. Đây cũng là một trong những cách giúp bạn cân bằng lại cảm xúc và tạo ra được những cảm xúc tích cực hơn trong tâm trí của bản thân.

Phát triển kỹ năng đối phó

Phát triển kỹ năng đối phó giúp bạn sẽ đương đầu và vượt qua được mọi thăng trầm, khó khăn trong cuộc sống. Bạn sẽ biết cách lấy lại được những cân bằng khi thất bại, gục ngã và chấp nhận những lời từ chối. Trải qua được những thử thách bạn sẽ hiểu hơn về chính bản thân mình. Khi hiểu được bản thân bạn tạo ra được sự tự tin, duy trì sự tự tin sẽ giúp cho bạn ổn định tâm trí luôn luôn được khỏe mạnh. Hy vọng với những thông tin tổng hợp về kiến thức sức khỏe tâm trí của con người ở trong bài viết trên giúp bạn phần nào hiểu được vai trò tầm quan trọng và các cách để nuôi dưỡng duy trì sức khỏe tâm trí của bản thân được tốt nhất. Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết này cho người khác cùng đọc được nhé. Cảm ơn các bạn! Bài viết mới nhất:

  • Trầm cảm – nốt lặng trong xã hội của đất nước Nhật Bản
  • Những căn bệnh nào làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm?

Viết bình luận

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button