Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 1: Tác giả ngắn nhất


Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 1: Tác giả

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 99 sgk Văn 12 Tập 1): Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu:

– Quê quán: sinh ra ở Thừa Thiên Huế

– Gia đình: sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo.

– Cuộc đời:

      + Năm 12 tuổi mồ côi mẹ.

      + Tuổi thanh niên, tham gia phong trào cách mạng, sau đó dược kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

      + Tháng 4- 1939, ông bị bắt và giam vào nhà lao Thừa Thiên.

      + Tháng 3- 1942, ông vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng.

      + Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông liên tục giữ những cương vụ trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Câu 2 (trang 99 sgk Văn 12 Tập 1): Chặng đường thơ gắn liền với chặng đường cách mạng của nhà thơ Tố Hữu:

•Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946): là một chặng đường đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu tiên hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Tập thơ 72 bài chia thành làm ba phần:

    ♦ “Máu lửa” sáng tác trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Cảm thông sâu sắc những người nghèo trong xã hội, khơi dậy ý chí đấu tranh.

    ♦ “Xiềng xích” sáng tác trong nhà lao. Thể hiện tâm tư tha thiết yêu đời, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sỹ.

    ♦ “Giải phóng” sáng tác khi vượt ngục đến những ngày giải phóng –> Ca ngợi thắng lợi của cách mạng, độc lập tự do của Tổ quốc, tin tưởng vào chế độ mới.

•Tập thơ “Việt Bắc” (1947 – 1954). Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu, trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng mang tính sử thi đậm đà. Gồm 27 bài:

    ♦ Tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến: 9 anh vệ quốc quân, người mẹ, chị phụ nữ, em liên lạc …

    ♦ Thể hiện những tình cảm lớn: tình quân dân, tiền tuyến – hậu phương, miền xuôi – miền ngược, cán bộ – quần chúng, nhân dân – lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm quốc tế vô sản …

•Tập thơ “gió lộng” (1955 – 1961). Có sự kết hợp thể hiện cái “tôi” trữ tình công dân khi khai thác các đề tài lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản. Gồm 25 bài

    ♦ Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng.

    ♦ Ngợi ca cuộc sống trên miền Bắc.

    ♦ Tình cảm thiết tha, sâu đậm vối miền Nam ruột thịt.

•”Ra trận” (1962 – 1971), gồm 34 bài, “Máu và hoa” (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

    ♦ “Ra trận” bản hùmg ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”.

    ♦ “Máu và hoa” ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi toàn thắng về ta.

•”Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999), sáng tác khi đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh , xây dựng ,đổi mới .

    ♦ Những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về con người, cuộc đời.

    ♦ Niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ “nhân” luôn toả sáng trong tâm hồn mỗi con người .

Câu 3 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1): Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình chính trị bởi:

Xem Thêm : Định lượng triglycerid là gì? Ngăn ngừa triglyceride tăng bằng cách nào?

– Tính trữ tình:

      + Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

      + Tình cảm lớn đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính tâm tình rất tự tự nhiên, đằm thắm, sâu lắng.

– Tính chính trị:

      + Đối tượng trong thơ ông là những sự kiện chính trị lớn của đất nước, có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân.

      + Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng lịch sử – dân tộc.

      + Vấn đề nổi bật trong thơ ông là vấn đề vận mệnh cộng đồng chứ không phải là vấn đề số phận cá nhân.

Câu 4 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1): Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu:

Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc được thể hiện qua: Nếu xét về hình thức nghệ thuật thì tính dân tộc trong nghệ thuật của thơ Tố Hữu được thể hiện ở những nét chính sau đây: ngôn ngữ, nhạc điệu, hình ảnh, thể thơ đậm đà tính dân tộc.Lối cấu tứ, kết cấu giàu sắc thái ca dao,thể thơ dân tộc được vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo.

– Thể thơ truyền thống: thể thơ lục bát thuần túy của dân tộc.

– Biên pháp tu từ quen thuộc.

– Cấu tứ quen thuộc.

– Phát huy tính nhạc trong thơ.

Luyện tập

Câu 1 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1): Bài thơ Tiếng rao đêm:

            Ai ăn bánh bột lọc không?

            Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!

            Không phải giọng của một hầu đứng tuổi

            Cao thánh thót hay rồ khan gió bụi

            Đây âm thanh của một cổ non tơ

            Mà giây ngân còn vương vẫn dại khờ

            Trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ.

            Tiếng rao nhỏ của một em gái bé

            Không vang lâu, chỉ vừa đủ rao mời

            Mà giọng còn non quá, yếu dần hơi

            Nên cái bánh nửa chừng ra cái bén

            Thôi cũng được, tiếng em vừa ngon đến

            Rao đi em, kẻo nữa quá khuya rồi…

            Anh nằm nghe qua cửa khám, xa xôi

            Tiếng em bước trên đường đêm nho nhỏ

Xem Thêm : Hướng Dẫn Dùng Twrp Recovery Trên Android (Không Cần Root), Hướng Dẫn Sử Dụng Twrp Recovery

            Nhưng cũng đủ cho lòng anh lắng rõ.

            Anh thấy em, mình gió thổi nghiêng nghiêng

            Như cây dương liễu nhỏ tóc chưa viền

            Manh áo mỏng che không kín ngực

            Đầu không nón, bụi sương thầm chấm ướt

            Đuôi tóc chuôi chừng bảy tám năm thôi!

            Ấy chân em leo lên bước đường đời

            Ngày tháng đó trong mủng vài chục bánh.

            Gia tài đó, mấy đồng xu mỏng manh,

            Biết bao giờ mà sướng được em ơi!

            Có ai thương một em bé giữa trời

            Mà thương nữa cũng đôi người lơ đễnh

            Kêu em lại, mua cho vài chiếc bánh

            Trả vài xu và thoa má, ngọt ngào

            “Ồ cái con bé nó mới ngoan sao

            Chừng ấy tuổi đã làm ăn bán dạo!”

            Và con bé đi rồi, tình mới đậu

            Chưa nồng trên lòng khách, đã phôi pha

            Theo dáng hình sương khuất, tiếng rao xa…

Bài thơ đã cho thấy tình cảm của nhà thơ Tố Hữu hướng tới những con người bình dân, đặc biệt là những đứa trẻ chịu hoàn cảnh tội nghiệp. Tiếng rao đêm như xé lòng người cách mạng, khiến họ càng khát khao vượt ngục để thực hiện lí tưởng của mình, đem đến cuộc sống hạnh phúc hơn cho bao lớp người. Bởi Tố Hữu từng nhận mình là “anh của vạn đầu em nhỏ”, ý thức tự nguyện gắn bó đó khiến cho nhà thơ càng muốn vượt thoát khỏi cảnh ngục đày.

Câu 2 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1):

Đó chính là phong cách nghệ thuật của Tố Hữu xét về nội dung: thơ trữ tình chính trị:

Xem Thêm : Định lượng triglycerid là gì? Ngăn ngừa triglyceride tăng bằng cách nào?

– Tính trữ tình:

      + Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

      + Tình cảm lớn đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính tâm tình rất tự tự nhiên, đằm thắm, sâu lắng.

– Tính chính trị:

      + Đối tượng trong thơ ông là những sự kiện chính trị lớn của đất nước, có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân.

      + Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng lịch sử- dân tộc.

      + Vấn đề nổi bật trong thơ ông là vấn đề vận mệnh cộng đồng chứ không phải là vấn đề số phận cá nhân.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button