Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung) ngắn nhất


Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung)

Xem thêm Tóm tắt: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung)

Bố cục:

Phần 1 (từ đầu đến tiểu đình uống rượu): Việc Lưu Bị lấy việc làm vườn để che mắt Tào Tháo và giới thiệu hoàn cảnh của tiệc rượu.

Phần 2 (phần còn lại): Cuộc luận bàn về anh hùng của Tào Tháo và Lưu Bị trong tiệc rượu.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 83 sgk Văn 10 Tập 2): Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo thể hiện qua hai sự việc chính trong tác phẩm: khi làm vườn và khi uống rượu bàn luận về anh hùng.

   + Tâm trạng của Lưu Bị: cố giấu kín tâm tư trong lòng mình, không muốn để Tào Tháo hiểu thấu suy nghĩ của mình và gây cản trở, chọn việc làm vườn để che đậy. Lưu Bị còn cố bằng mọi cách giấu đi trí lược, mưu cao, chí lớn của mình trước mặt Tào Tháo, Lưu Bị giật mình khi thấy Tào Tháo gọi mình là anh hùng và cố giả vờ như là giật mình với tiếng sấm.

   + Tính cách của Lưu Bị: là người khôn ngoan, trầm tĩnh, khéo léo giấu kín tâm tư, cảm xúc của mình trước mặt kẻ thù lại thêm nhẫn nại, hi sinh vì chí lớn.

Xem Thêm : Lễ tảo mộ có ý nghĩa gì và cuối năm đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì?

Câu 2 (trang 83 sgk Văn 10 Tập 2): Tính cách của Tào Tháo được thể hiện qua cách đối xử với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng được Lưu Bị nhắc đến:

   + Tào Tháo có mắt nhìn người, biết đâu là anh hùng thật sự trong thời thế này, tự tin, hiểu mình hiểu người.

   + Tào Tháo cũng là anh hùng nhưng là gian hùng, mưu sâu kế độc.

   + Tuy nhiên Tháo lại là người chủ quan, đắc chí, lộ liễu, để lộ những suy nghĩ, tâm tư của mình cho người khác nhìn thấu nên dễ dàng bị Lưu Bị đánh lừa.

Câu 3 (trang 83 sgk Văn 10 Tập 2): Lưu Bị và Tào Tháo đều là những kẻ tài cao, mưu trí tuy nhiên:

   + Lưu Bị mang tính cách trầm tĩnh, nội tâm, giấu suy nghĩ thật sự vào bên trong.

Xem Thêm : Tức nước vỡ bờ – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

   + Tào Tháo lại mang tính cách ngược lại, tự đắc, chủ quan, đem phơi bày suy nghĩ của mình cho kẻ khác.

Câu 4 (trang 83 sgk Văn 10 Tập 2): Cách kể chuyện trong đoạn văn hấp dẫn người đọc là bởi:

   + Tình huống kịch tính, đặt nhân vật vào tình thế thử thách (chi tiết Lưu Bị giật mình bất giác làm rơi thìa đũa cầm ở tay).

   + Lời thoại của nhân vật tuy ngắn gọn nhưng lại liền mạch, nối tiếp nhau khiến người đọc hiểu rõ đặc điểm tính cách của từng nhân vật.

   + Hoàn cảnh trong câu chuyện được xây dựng một cách tự nhiên, không gò ép (việc mơ chín, nấu rượu, mời rượu và bàn luận về anh hùng trong thiên hạ)

   + Cách kể chuyện giản dị, ngôn từ dễ hiểu, chủ yếu tập trung vào tình tiết là chính.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học này, học sinh gia tăng kĩ năng đọc hiểu một văn bản: kĩ năng cảm nhận, phân tích vẻ đẹp, tính cách nhân vật và kĩ năng nhận diện những đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn trích.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button