Soạn bài Sóng (Xuân Quỳnh) ngắn nhất


Soạn bài Sóng (Xuân Quỳnh)

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác năm 1967, trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

Bố cục:

– Khổ đầu: Các cung bậc khi yêu

– 3 khổ tiếp: Khát vọng tình yêu

– 3 khổ tiếp: Nỗi nhớ và sự thủy chung trong tình yêu

– 2 khổ cuối: Khát vọng tình yêu bất tử

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 156 sgk Văn 12 Tập 1):

– Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ:

      + Âm điệu: Nhẹ nhàng, dạt dào cảm xúc như những làn sóng lan tỏa cả bài thơ bởi:

   • Âm chân: bờ – đó – trở – nhỏ.. là những âm mở, tạo nên độ mở cho thơ.

      +Nhịp điệu: lúc thì ngắt nhịp 2/3, lúc lại 1/4

Lúc nhanh sôi nổi, ào ạt, lúc lại trầm lắng, suy tư khiến cho hình ảnh con sóng của biển cả cũng nổi bật như con sóng ngầm trong tâm hồn của người phụ nữ.

– Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố sau:

      +Thể thơ: 5 chữ

      +Cách ngắt nhịp thơ

      +Cả bài thơ chỉ có 1 dấu chấm câu, toàn bộ bài thơ là những dòng thơ song hành.

Câu 2 (trang 156 sgk Văn 12 Tập 1):

Hình tượng Sóng trong bài thơ:

– Mượn hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả những biến hóa kì diệu của tâm hồn trong tình yêu:

      + Tình yêu luôn làm cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn.

Xem Thêm : Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ngắn nhất

      +Thể hiện qua những đối cực trong cảm xúc:

   • Dữ dội >< Dịu êm

   • Ồn ào >< lặng lẽ

– Sóng bao giờ cũng khát khao tìm ra bể rộng cũng như tình yêu luôn vươn tới tình yêu đích thực: “Sóng tìm ra tận bể”

– Mượn quy luật của sóng, Xuân Quỳnh lí giải quy luật của tình yêu nhưng quy luật của tự nhiên thì lí giải được còn quy luật của lòng người thì thật khó: “Sóng bắt đầu…Khi nào ta yêu nhau”.

– Cũng mượn hình tượng sóng, nhà thơ đã diễn tả nỗi nhớ da diết và sự thủy chung trong tình yêu : “Con sóng dưới lòng sâu..Cả trong mơ còn thức”.

– Và kết lại, đó là khát vọng muôn đời được dâng hiến, hy sinh, hóa thân vào tình yêu muôn đời của người phụ nữ cũng như sóng được tan vào biển cả bao la.

Câu 3 (trang 156 sgk Văn 12 Tập 1):

– Mối quan hệ giữa sóng và em: Xuân Quỳnh không so sánh em như sóng mà trực tiếp hóa thân vào sóng. Vì thế, sóng với em tuy 2 mà 1, sóng đã mang sẵn vẻ đẹp của tâm hồn em trong tình yêu.

– Nghệ thuật kết cấu của bài thơ: Con sóng của biển cả và con sóng của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu song hành với nhau, từ đó tạo nên kết cấu song hành trong toàn bộ bài thơ.

– Sự tương đồng giữa sóng và em:

      + Sóng luôn tìm ra bể cũng như em luôn tìm đến tình yêu đích thức

      +Sóng luôn dạt vào bờ cũng như em luôn nhớ tới anh

      + Sóng luôn tan ra giữa đại dương cũng như luôn hi sinh, dâng hiến trong tình yêu.

Câu 4 (trang 157 sgk Văn 12 Tập 1):

Tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ vừa mang vẻ đẹp hiện đại vừa mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt:

– Vẻ đẹp hiện đại:

      +Tâm hồn với những cảm xúc phức tạp.

      +Khát vọng về tình yêu đích thực

      +Khát khao tự nhận thức về cội nguồn của tình yêu

Xem Thêm : Pixelmon Mod 8.1.2 Mod săn hơn 600 loại Pokemon trong Minecraft

      +Chủ động bày tỏ nỗi nhớ.

– Vẻ đẹp truyền thống:

      +Sự thủy chung trong tình yêu

      +Niềm tin vào tình yêu

      +Khát vọng về tình yêu bất tử

Luyện tập

-“Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ” (Thuyền và biển- Xuân Quỳnh)

      

-Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi (Biển- Xuân Diệu)

      

-Sóng rì rầm ngoài bãi cát xa xôi

Cùng những cánh hải âu trở về trên bến

Mà hiểu lòng anh tháng ngày xao xuyến

Nhớ theo em dào dạt trong lòng (Puskin)

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button