Soạn bài Đồng chí ngắn nhất


Soạn bài Đồng chí

Bố cục:

– Phần 1 (7 câu đầu): cơ sở hình thành tình đồng chí.

– Phần 2 (10 câu tiếp): biểu hiện tình đồng chí.

– Phần 3 (còn lại): Biểu tượng của tình đồng chí.

Câu 1 (trang 130 sgk Văn 9 Tập 1):

– Dòng thơ thứ 7 của bài thơ có cấu tạo đặc biệt: là một từ nhưng có hai tiếng đứng độc lập, giữa bài thơ và kết thúc bằng dấu chấm cảm: Đồng chí!. Hai tiếng đồng chí thật giản dị mà thiêng liêng.

– Câu thơ như bản lề nghệ thuật: vừa khép lại đoạn thơ giải thích cuội nguồn tình đồng chí vừa mở ra đoạn thơ tiếp theo nói về biểu hiện tình đồng đội trong cuộc sống chiến đấu.

Câu 2 (trang 130 sgk Văn 9 Tập 1):

Cơ sở hình thành tình đồng chí qua sáu câu thơ đầu:

– Lời thơ mang tính tự sự, ngắn gọn, cách xưng hô giản dị (tôi – anh), sử dụng các thành ngữ dân gian có sức gợi tả theo kết cấu đối xứng (đất mặn đồng chua).

Xem Thêm : Hướng Dẫn Sử Dụng Nero 7 – Hướng Dẫn Cách Ghi Đĩa Với Nero 7 Essentials

→ Các anh cùng hoàn cảnh xuất thân trên những vùng quê nghèo khó, nhọc nhằn . – Các anh cùng chung nhiệm vụ, lý tưởng chiến đấu vì độc lập – tự do cho Tổ quốc “Súng bên súng…”

– Các anh cùng sẻ chia, gắn bó chan hòa trong cuộc sống đầy thiếu thốn qua các hình ảnh thơ giản dị nhưng có sức gợi tả cao “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Câu 3 (trang 130 sgk Văn 9 Tập 1):

Những biểu hiện tình đồng chí:

– Bằng những từ ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm, lời thơ nhẹ nhàng như lời tâm tình giúp chúng ta hiểu tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc, thấu hiểu những tâm tư, hoàn cảnh của nhau.

– Hàng loạt các chi tiết thơ chân thực, từng cặp câu đối sóng liên tiếp diễn tả tình đồng chí còn là sự cùng nhau chịu đựng và vượt lên những gian khổ, khó khăn của những ngày đầu kháng chiến.

⇒ Tình đồng chí chính là điểm tựa tinh thần và là cuội nguồn sức mạnh giúp người lính vượt lên mọi gian khổ, hiểm nguy để vươn lên chiến thắng.

Câu 4 (trang 130 sgk Văn 9 Tập 1):

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Xem Thêm : Hướng Dẫn Active Office By Phone Windows/ Office, Share, Giúp Active Office 2013 By Phone

Đầu súng trăng treo”

Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp về tình đồng đội, đồng chí. Trong cảnh rừng hoang sương muối những người lính đứng bên nhau chờ giặc. Súng là biểu tượng cho khói lửa, chiến tranh nhưng trăng lại là hình ảnh biểu tượng cho cái đẹp, sự yên bình, nên thơ. Hình ảnh súng – trăng kết hợp hài hòa trở thành biểu tượng tuyệt đẹp về người lính – thi sĩ, thực – lãng mạn, dũng cảm – hào hoa.

Câu 5 (trang 130 sgk Văn 9 Tập 1):

Tác giả đặt tên bài thơ là Đồng chí: xuyên suốt bài thơ, Chính Hữu tập trung viết về tinh thần cao quý của người lính: tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó…Hơn nữa đặt tên Đồng chí vừa bao quát được giá trị bài thơ vừa nhấn mạnh được bản chất cách mang sâu sa của người lính là tình đồng đội.

Câu 6 (trang 130 sgk Văn 9 Tập 1):

Hình ảnh anh bộ đội trong thời kì khánh chiến chống Pháp hiện lên qua bài thơ:

Các anh cùng xuất thân từ những người nông dân trên miền quê nghèo khó nhưng đều tự nguyện ra đi tìm đường cứu nước.Từ cuộc sống của người dân, các anh bước vào cuộc sống gian lao, thiếu thốn tột cùng của cuộc đời người lính nhưng đẹp nhất vẫn là tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó.Tình đồng chí chính là điểm tựa tinh thần, giúp các anh vượt lên tất cả.

Luyện tập

Ba câu thơ cuối là bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng đội, đồng chí. Nổi bật trong bức tranh ấy là ba hình ảnh gắn kết với nhau: súng – lính – trăng. Trong cánh rừng hoang sương muối, những người lính đứng bên nhau chờ giặc tới và sức mạnh tinh thần đồng đội đã giúp học vượt lên tất cả. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” không chỉ mang nghĩa tả thực mà còn mang nghĩa biểu tượng, gợi ra những liên tưởng phong phú. Súng là biểu tượng cho khói lửa, chiến tranh còn trăng lại biểu tượng cho sự yên bình, nên thơ. Hình ảnh súng – trăng kết hợp trở thành biểu tượng tuyệt đẹp về người lính – thi sĩ, dũng cảm – hào hoa. Đoạn thơ là sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến.

Nhận xét – Ý nghĩa

Bài thơ khắc họa hình ảnh người lính cách mạng với gương mặt tinh thần cao quý: tinh thần đồng đội, đồng chí, lí tưởng chiến đấu…Đồng thời cũng ca ngợi tình đồng chí, một tình cảm thiêng liêng cao đẹp được nảy sinh và tô luyện trong cuộc sống chiến đấu.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button