So sánh nguyên phân và giảm phân

Phân biệt nguyên phân và giảm phân – Sinh 9 7 38.614Tải về Bài viết đã được lưu

Nguyên phân và giảm phân nằm được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Là những giai đoạn phân bào diễn ra trong cơ thể sinh vật, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tới sự phát triển, sinh sản duy trì nòi giống. Vậy nguyên phân là gì? Giảm phân là gì? so sánh nguyên phân và giảm phân có gì giống và khác nhau?Tài liệu dưới đây sẽ giúp các em nắm rõ sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân cũng như ý nghĩa của chúng

Nguyên phân và giảm phân

  • 1. Thế nào là nguyên phân?
  • 2. Quá trình nguyên phân
  • 3. Ý nghĩa quá trình này là gì?
  • 4. Thế nào là giảm phân?
  • 5. Quá trình giảm phân
  • 6. Ý nghĩa quá trình giảm phân
  • 7. So sánh nguyên phân và giảm phân

1. Thế nào là nguyên phân?

Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, quá trình này giúp tạo ra hai tế bào có có bộ máy di truyền trong tế bào giống với tế bào mẹ ban đầu. Nguyên phân xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh tinh và sinh trứng không có khả năng này).

2. Quá trình nguyên phân

– Kì đầu: quá trình này các NST kép co xoắn, màng nhân sẽ xảy ra hiện tượng tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.

– Kì giữa: NST kép sẽ có tình trạng co xoắn cực đại, dàn thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, thoi phân bào dính vào 2 phía của NST tại tâm động.

– Kì sau: crômatit sẽ diễn ra hiện tượng tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.

– Kì cuối: các NST dần dãn xoắn, màng nhân xuất hiện. Lúc này thì tế bào chất sẽ phân chia tạo thành 2 tế bào con.

3. Ý nghĩa quá trình này là gì?

Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân chính là cơ chế sinh sản.

Đối với sinh vật nhân thực đa bào: quá trình sẽ làm tăng số lượng tế bào và giúp cơ thể sinh trưởng phát triển, giúp cơ thể tái sinh các mô hay các tế bào bị tổn thương.

4. Thế nào là giảm phân?

Giảm phân quá trình từ tế bào phân chia để tạo ra giao tử (tinh trùng và trứng ) Sau khi qua giam phân thì đc 4 tế bào con có 1 nửa bộ NST của tế bào mẹ, tức là n (vì n (từ trứng) + n(từ tinh trùng) =2n (bộ NST bình thường) Giảm phân là quá trình tạo ra tế bào con có 1 nửa bộ NST để làm giao tử.

5. Quá trình giảm phân

– Kì trung gian: các nst lúc này ở trạng thái duỗi xoắn, tự tổng hợp nên 1 nst sẽ giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép .

– Kì đầu: các nst kép bắt đầu tự co ngắn. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng áp sát tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp. Trong thời gian này có thể xảy ra quá trình trao đổi đọan giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng (cơ sở của hiện tượng hoán vị gen ).

– Kì giữa: các nst kép trong cặp tương đồng tách nhau ra trượt trên tơ phân bào dàn thành hai hàng song song nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào .

– Kì sau: các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tở hợp ngẫu nhiên và phân ly độc lập về hai cực của tế bào .

– Kì cuối: các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong nhân mới của tế bào .

– Màng nhân và nhân con đã xuất hiện, tế bào phân chia tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể kép đơn bội nhưng khác nhau về nguồn gốc.

6. Ý nghĩa quá trình giảm phân

Xem Thêm : Cách Gấp, Xếp Đĩa Quay Bằng Giấy Origami, Hướng Dẫn Xếp Thiên Nga Bằng Giấy

Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền trong các thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (phần lớn là do các biến dị tổ hợp) chính là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện trong môi trường mới.

Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh sẽ góp phần duy trì bộ NST đặc trưng riêng biệt cho từng loài khác nhau.

7. So sánh nguyên phân và giảm phân

* Giống nhau

– Đều là hình thức phân bào.

– Đều có một lần nhân đôi ADN.

– Đều có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

– NST đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,…

– Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối.

– Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.

– Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân.

* Khác nhau

Nguyên phân

Giảm phân

Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

Có một lần phân bào.

Có hai lần phân bào.

Xem Thêm : Hướng Dẫn Chơi Dragon Age Inquisition (Phần 1), Tất Tần Tật Về Dragon Age: Inquisition

Kì đầu không có sự bắt cặp và trao đổi chéo.

Kì đầu I có sự bắt cặp và trao đổi chéo.

Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.

Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.

Kì sau mỗi NST kép tách thành hai NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào.

Kì sau I, mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào.

Kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con.

Kết quả từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con.

Số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên.

Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa.

Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ.

Tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh vật, giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.

Ngoài ra, wiki.onlineaz.vn đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

So sánh nguyên phân và giảm phân được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các em thấy rõ sự giống và khác nhau giữa hai giai đoạn này. Nguyên phân và giảm phân cực kỳ quan trọng đối với sinh vật. Nếu xảy ra bất thường trong quá trình này sẽ dẫn tới những hệ lụy vô cùng đáng tiếc. Chúc các em học tốt, nếu các em thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cùng các bạn để cùng tìm hiểu nhé

…………………………………..

Ngoài So sánh nguyên phân và giảm phân. Mời các em học sinh còn có thể tham khảo thêm Lý thuyết Sinh học 9, Chuyên đề Sinh học 9, Giải bài tập Sinh học 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. chúc các em học tốt

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDocHỏi – ĐápTruy cập ngay: Hỏi – Đáp học tập

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button