Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Mục lục bài viết

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là hai khái niệm vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được được hai khái niệm này.

Nhận biết được điều đó, qua bài viết về Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn chúng tôi sẽ cung cấp những nội dung cơ bản nhất nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ được vấn đề này.

Trình độ học vấn là gì?

Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (viết tắt là UNESCO) thì trình độ học vấn của một người được hiểu là bậc học cao nhất của một người khi người đó hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học. Đối với các quốc gia khác nhau thì hệ thống giáo dục cũng có sự khác nhau.

Ở Việt Nam hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

+ Giáo dục chính quy

+ Giáo dục thường xuyên

Các bậc học trong hệ thống giáo dục của nước ta bao gồm:

+ Giáo dục mầm non

+ Giáo dục phổ thông, dạy nghề

+ Giáo dục chuyên nghiệp

Xem Thêm : Ý nghĩa tên linh – Cách đặt tên đệm, biệt danh hay – HUGGIES® Việt Nam

Trình độ học vấn của người dân thường được dùng với những khái niệm thường gặp như sau:

– Tình trạng đi học: là hiện trạng của một người có đang theo học tại một cơ sở giáo dục thuộc vào hệ thống giáo dục quốc dân hay không, cơ sở giáo dục thường được sắp xếp một cách có hệ thống từ mầm non đến tiểu học, đến trung học cơ sở đến trung học phổ thông đến đại học…

– Biết đọc biết viết: Biết đọc biết viết là người có khả năng đọc, viết, hiểu và nắm rõ những câu, từ đơn giản bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

– Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được, bao gồm những trình độ học vấn như sau: trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học…

Ví dụ anh A học hết lớp 12 thì nghỉ học, do đó học vấn của anh A là trung học phổ thông.

Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn có thể được hiểu là chuyên ngành mà một người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kĩ năng hay nói cách khác trình độ chuyên môn sự am hiểu sâu rộng của một người về lĩnh vực nào đó. Một người có trình độ chuyên môn là họ nắm vững những kiến thức mà họ được đào tạo đồng thời họ cũng biết vận dụng những kiến thức đó vào trong cuộc việc.

Trình độ chuyên môn được thể hiện qua những cấp bậc nhất định như: Sơ cấp, Trung Cấp, Cao Đẳng, Cử Nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ,…

Có nhiều cách để đo lường về trình độ chuyên môn, thông thường chuyên môn thường được đánh giá dựa trên kiến thức và các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực chuyên môn

Kiến thức và kỹ năng về một lĩnh vực chuyên môn sẽ được đào tạo ở trường học, đây là hai yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá trình độ của một người xét trên phương diện lĩnh vực chuyên môn nào đó.

Ví dụ: Một Luật sư phải có những kiến thức sâu rộng về pháp luật và có những kĩ năng như phản biện, lập luận…

Xem Thêm : Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh năm 2021

Ngoài kiến thức và kỹ năng như trên thì còn có những yếu tố có thể dùng để đo lường chuyên môn khác như là việc sử dụng ngoại ngữ, sử dụng phần mềm, tin học văn phòng…Tuy nhiên đối với những kĩ năng này những lĩnh vực khác nhau sẽ có sự khác nhau.

Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Hai khái niệm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghe có vẻ tương đồng nhưng trên thực tế hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Trình độ học vấn có nghĩa bao hàm rộng hơn trình độ chuyên môn. Cụ thể, trình độ học vấn sẽ bao gồm hai yếu tố là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hóa là trình độ phát triển nhận thức về văn hóa, ứng xử tuân theo những chuẩn mực trong xã hội.

Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa hai khái niệm này:

+ Trình độ học vấn thể hiện bậc học cao nhất của một người khi người đó hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân. Còn trình độ chuyên môn là chuyên ngành mà một người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kĩ năng hay nói cách khác trình độ chuyên môn sự am hiểu sâu rộng của một người về lĩnh vực nào đó.

Trình độ học vấn thường thể hiện qua các cấp bậc như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học…Còn trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư…

Trình độ học vấn bao hàm 2 yếu tố: Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Như vậy có thể thấy rằng trình độ học vấn có nghĩa rộng hơn, bao quát cả trình độ chuyên môn.

Cách ghi trình độ học vấn và trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc

Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn giúp Quý độc giả dễ dàng hoàn thiện các nội dung trong hồ sơ xin việc của mình.

Khi viết hồ sơ xin việc thì khi viết trình độ học vấn trong hồ sơ không cần ghi ở trung học mà chúng ta nên ghi thông tin về trình độ học vấn cao nhất. Ví dụ: 12/12

Trong khi ở trình độ chuyên môn, ứng viên chỉ cần ghi trình độ chuyên môn cao nhất bạn được đào tạo, tiến sĩ, thạc sĩ, đại học,… ví dụ: Đại học…Thông thường ở bên cạnh mục trình độ chuyên môn sẽ có chỗ trống để bạn điền chuyên ngành theo học, chúng ta cần ghi rõ chuyên ngành và tên trường học của bản thân. Bên cạnh đó chúng ta có thể ghi cả những chứng chỉ về nghiệp vụ, giải thưởng đã đạt được nếu có.

Nên lưu ý rằng cần trình bày thông tin một cách ngắn gọn, đầy đủ không nên trình bày lan man, các thông tin nêu ra cần phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển.

Trên đây, là toàn bộ nội dung về các vấn đề liên quan tới Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button