Ông đồ – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Ông đồ – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Ông đồ Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả – tác phẩm Ông đồ trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

Ông đồ - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

A. Nội dung tác phẩm Ông đồ

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

B. Tìm hiểu tác phẩm Ông đồ

1. Tác giả

Xem Thêm : Bài 9: Hướng Dẫn Sử Dụng Cain Abel Toàn Tập, Hướng Dẫn Dùng Công Cụ Cain&Abel

– Vũ Đình Liên (1913 – 1996)

– Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội

– Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới

– Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác 1936 khi Hán học, chữ Nho ngày càng suy tàn.

b, Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý

– Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ thời suy tàn

– Phần 3 ( còn lại) : Tình cảm của nhà thơ

c, Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm

d, Thể thơ : Ngũ ngôn

e, Giá trị nội dung:

Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả

f, Giá trị nghệ thuật:

– Thể thơ ngũ ngôn

– Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ

– Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm

C. Sơ đồ tư duy Ông đồ

D. Đọc hiểu văn bản Ông đồ

1. Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý

– Khung cảnh xuất hiện:

+Thời gian: hoa đào nở – mùa xuân

Xem Thêm : Mẫu biên bản đại hội chi bộ

+ Hành động: bày mực tàu, giấy đỏ – công cụ chủ yếu của các nhà nho

+ Địa điểm: phố đông người → sự đông vui, náo nhiệt lúc xuân về

– Hình ảnh ông đồ:

+ Cặp từ “mỗi năm…lại” → xuất hiện quen thuộc đều đặn của ông đồ như một thói quen thường lệ thu hút sự chú ý của bao người

+ Ông đồ là trung tâm của mọi sự chú ý bởi những nét “phượng múa rồng bay”, người người đều “tấm tắc ngợi khen tài” → Thời kì vàng son của ông đồ

Hình ảnh ông đồ tượng trưng cho một nét truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam.

2. Hình ảnh ông đồ thời suy tàn

– Khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ:

+ “mỗi năm mỗi vắng” – xuất hiện thưa thớt theo thời gian.

+ Người thuê viết nay đâu?” – Câu hỏi tu từ → xót xa về sự thay đổi của xã hội, của lòng người.

→ Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu ⇒ nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không ai thuê viết, ngợi khen

– Hình ảnh ông đồ ngồi đơn độc, lạc lõng giữa đường phố tập nập:

+ Hình ảnh nhân hóa: Giấy đỏ – không thắm, mực đọng – nghiên sầu, → không gian ảm đạm, gợi cảm giác bẽ bàng, trơ trọi.

+ Tả cảnh ngụ tình: lá vàng, bụi bay – Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo

→ Tâm trạng con người buồn tủi, cô đơn, tội nghiệp

Hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa đường phố – sự mai một của nét văn hóa truyền thống, sự lãng quên của lòng người đối với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

3. Tình cảm của nhà thơ:

– Thời gian: mùa xuân – đào lại nở (lại: sự lặp lại tuần hoàn của cảnh thiên nhiên)

– Hình ảnh: “Không thấy”, phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành niềm ngưỡng vọng

– Câu hỏi tu từ : “Những người muôn năm cũ…bây giờ?”: Câu hỏi tu từ không lời đáp → nỗi niềm xót xa, cay đắng.

Tấm lòng đồng cảm, thương xót của tác giả đối với không chỉ ông đồ mà sâu hơn, đó là đối với cả một giá trị truyền thống của dân tộc

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button