12 Nguyên Tắc Vàng Trong Nghệ Thuật Nói Chuyện, Nghệ Thuật Trong Giao Tiếp

Nói chuyện có duyên! Ai cũng mong nuốn được khen như thế. Nhưng trong thực tế có biết bao người đã khổ sở vì… vô duyên.

Đang xem: Nghệ thuật nói chuyện

Duyên là gì mà chi phối chúng ta đến thế?

Ca dao có câu:

Còn duyên kẻ đón người đưa

Hết duyên đi sớm về trưa một mình.

Theo Hoàng Phê trong quyển Tự điển Tiếng Việt thì chữ duyên có nhiều nghĩa:

– Phần cho là trời định dành cho mỗi người về khả năng có quan hệ tình cảm hòa hợp, gắn bó nào đó trong cuộc đời.

Duyên còn có nghĩa là sự hài hòa của một số nét tế nhị, đáng yêu ở con người, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn, tự nhiên.

Duyên theo nghĩa đầu thì khỏi bàn, vì “trời định” rồi, đành cho qua luôn.

Còn chữ duyên theo nghĩa thứ hai thì rõ ràng chúng ta có thể đạt được, nếu muốn. Chúng ta có thể tạo ra sự hài hòa, những nét tế nhị, đáng yêu cho chính mình bằng cách rèn luyện để có thể… hấp dẫn một cách tự nhiên.

Sau nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà Tâm lý học đã nêu ra những phương cách để rèn luyện trở thành người “ăn nói mặn mà có duyên”.

1/ Bạn hãy… ít nói!

Ảnh: Internet

Đúng vậy! Nói ít thì ít sai sót, hớ hênh. Nếu vừa gặp ai bạn cũng huyên thuyên như “tuột băng” thì người nghe sẽ… mệt. Họ chưa kịp hiểu câu đầu thì đã có câu kế tràn tới, lấp đầy lỗ tai. Nói nhiều, nói nhanh thì các âm được phát ra không rõ, ảnh hưởng rất nhiều giọng nói của bạn. Hẳn bạn đã từng nghe câu:

Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Và tục ngữ:

Xem Thêm : Những ngôi sao xa xôi – Tác giả tác phẩm – Ngữ văn lớp 9

Ăn có nhai, nói có nghĩ”.

Hãy nói ít thôi. Nói đúng chuyện, đúng lúc, đúng chỗ và dịu dàng, từ tốn thì …có duyên lắm đấy!

2/ Bạn hãy đôn đốc người khác nói!

Đừng nản! Đừng nghĩ là bị tra tấn bằng ngôn ngữ. Bạn chân thành lắng nghe người khác thổ lộ cũng là một cách giúp họ trút bớt “gánh nặng”, đem lại sự cân bằng tâm lý. Tuy nhiên, không phải là im thin thít mà cần đôn đốc bằng vẻ mặt tươi tỉnh, nụ cười khuyến khích và những câu: ”Ồ, rồi sao nữa?”, “hay quá! Bạn kể tiếp đi!”.

Rồi bạn sẽ phải ngạc nhiên khi kết thúc cuộc nói chuyện người ta sẽ khen bạn “Nói chuyện có duyên” dù bạn gần như… im lặng để lắng nghe.

3/ Cần tránh cãi cọ:

Dù ý kiến của người đối diện có mâu thuẫn với ý kiến của bạn cũng cần bình tĩnh. Bạn cứ để người ta nói một mạch đi. Trong lúc đó, bạn suy nghĩ, tìm cách nói thế nào để người ta đồng ý với mình. Nếu “cơn bão” vẫn không giảm thì bạn đành nói: ”Bạn mất bình tĩnh rồi. Chúng ta hãy tạm quên chuyện này đi, chờ một dịp khác sẽ bàn sâu hơn”.

4/ Tốt hơn hết bạn nên nói về những điều người đối diện thích

Ảnh: Thái Học Sinh

Thật không công bằng, phải không? Đừng nghĩ vậy. Sự quan tâm của bạn đến người khác cũng sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn. Dẫu sao, bạn cũng làm một người vui, cuộc nói chuyện trở nên thú vị. Càng tuyệt hơn nữa, nếu người trò chuyện với bạn là người có văn hóa thì lập tức họ cũng muốn nói đến những gì bạn thích.

5/ Hãy làm cho cuộc gặp gỡ trở nên vui vẻ bằng cách khôi hài hóa câu chuyện:

Sự khôi hài sẽ giúp bạn và mọi người thoát ra ngoài vùng căng thẳng. Mọi bực bội được xoa dịu. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ khôi hài và châm biếm để tránh điều đáng tiếc.

6/ Hãy… rút lui:

Đó là kế sách tuyệt vời nhất nếu bạn gặp phải một đối tượng nói quá nhiều, hay gây sự, thích châm biếm, độc đoán… Chỉ còn cách làm bộ coi giờ trên đồng hồ đeo tay hoặc che miệng ngáp liên tục. Sau đó, rút êm.

Chúc bạn “ăn nói mặn mà có duyên”.

Xem thêm: Hệ Điều Hành Windows 8 Toàn Tập, Win 8 Toàn Tập

Chuyên đề: “nghệ thuật mở đầu câu chuyện” là buổi học hấp dẫn nhất mà tôi đã được học. Chắc tại vì cô khen khả năng văn thơ của tôi và tôi là 1 trong 2 thành viên trong lớp được mời đứng lên cho mọi người chiêm ngưỡng khuôn mặt chữ điền. Chắc hẵn các bạn thuộc bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, có câu”Vườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che nghiên mặt chữ điền”.Các bạn thấy đấy, chỉ cần một lời khen, một câu nói khéo léo (khác với giả tạo) sẽ làm cho người ta nhớ lâu và khích lệ người ta sống vui, tự tin hơn. Do đó nói chuyện là cả một nghệ thuật phải không các bạn. Cô giáo chỉ dạy về giao tiếp trực tiếp, nhưng chúng ta đang sống trong công nghệ thông tin, không thể không nhắc đến văn hoát chat chit và điện thoại. Tôi xin mạng phép biến tấu ít nhiều. Có sai sót xin anh em lượng thứ.

*

Việc mở đầu câu chuyện, có quan trọng không các bạn? Các bạn đọc qua ví dụ ngắn và thực tiễn của tôi thì các bạn sẽ thấy, nó quan trọng hay khôngyahoo list của tôi hiện có khoảng 550 người chưa kể bạn facebook khoảng mấy trăm và tôi like quá nhiều tổ chức, trang. Thường tôi online trong giờ làm việc từ 8:00 sáng đến 6 giờ tối. Các bạn biết tôi có hàng đống việc của cty cần xử lý, chưa kể việc Echo, gia đình, việc gây dựng leader, anh em… Tuy vậy tôi luôn để nick sáng trong diễn đàn, để khi các bạn có việc cần thì có thể liên lạc với tôi. Khi các bạn có tâm sự, chia sẻ riêng tư…. Thế mà, nhiều các bạn bắt chuyện với tôi bằng cách sau:———

Xem Thêm : 16 Mở bài bài chí phéo của Nam Cao – ToanHoc.org

Hãy nói những ngôn từ tích cực

Hãy bắt đầu bằng những câu nói khẳng định khả năng giao tiếp của bạn: Tôi hiểu tầm quan trọng của nghệ thuật giao tiếp.

•Tôi luôn chuyển tải những cảm tưởng, suy nghĩ của mình đến người khác thông qua lời nói, cách cư xử và những việc làm hàng ngày.

•Tôi là người có khả năng giao tiếp tốt. Tôi có thể làm cho người khác hiểu được những điều tôi muốn nói vào bất cứ lúc nào tôi cần.

&
bull;Tôi luôn chia sẻ những ngôn từ tích cực có tác dụng mang lại niềm hy vọng, tình yêu và thành công cho người khác.

Hãy tin mình sẽ làm được

Nếu nói chuyện huyên thuyên mà không hề chú ý xem những người xung quanh có lắng nghe hay không, cũng như chẳng màng đến thái độ phản ứng của người khác thì buổi nói chuyện đó sẽ chẳng mấy hiệu quả. Như vậy là bạn không tôn trọng người nghe và cũng tự làm mình thiệt thòi, hay làm giảm giá trị của mình.

Đó là vì khi nói, chúng ta thường có khuynh hướng chứng tỏ mình bằng những kiến thức đã biết; còn khi lắng nghe, chúng ta sẽ tiếp nhận thêm những kiến thức bổ ích từ người khác. Và nếu chúng ta không chịu lắng nghe mà chỉ nói, người khác sẽ có những cảm xúc thiếu thiện cảm về chúng ta.

Cách đây gần 20 năm, tôi quyết định tham gia một khóa học về giao tiếp với mong muốn mình sẽ nói chuyện tự tin hơn và lôi cuốn hơn. Tôi luôn tự nhủ là phải vượt lên sự rụt rè của bản thân. Giờ đây, tôi đã có thể tự tin nói chuyện trước hàng ngàn khán giả.

Những kiến thức cơ bản về giao tiếp mà tôi đã học hỏi, đúc kết và vận dụng được, đó là : khi nói chuyện, hãy luôn nhìn vào người khác bằng một ánh mắt thân thiện, gần gũi; đồng thời, bộc lộ những gì mà mình muốn nói với một tâm trạng thật thoải mái; và để chuyển tải được hết những ý tưởng của mình, tôi phải thể hiện những cảm xúc cũng như sự nhiệt thành của mình đúng tâm trạng, đúng lúc, đúng hoàn cảnh của người nghe…

Để có thể thuyết phục khách hàng trong khi giao tiếp, cô bạn Beverly của tôi đã theo học một lớp chuyên về những kỹ năng giao tiếp. Sau những buổi học trên lớp, cô thực hành ngay những kỹ năng vừa học được với người thân trong gia đình. Trong các cuộc trò chuyện, Beverly chú tâm lắng nghe để hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Tình cảm gia đình từ đó trở nên gần gũi hơn. Bản thân cô cũng hết sức ngạc nhiên trước hiệu quả của khóa học này. Beverly tiếp tục áp dụng những kỹ năng đó khi nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp…

*

Hãy yêu thương sẽ hạnh phúc

Chính những điều tưởng chừng đơn giản ấy đã giúp cho khả năng giao tiếp của cô tiến bộ rõ rệt, hơn cả những gì cô mong đợi. Giờ đây, không những doanh thu bán hàng của cô tăng lên đáng kể, mà ngay cả tình cảm trong gia đình cũng trở nên ấm áp, bền chặt hơn.

Dù trong lĩnh vực kinh doanh, nghề nghiệp hay các mối quan hệ giao tế trong xã hội, bạn cũng cần biết cách cân bằng giữa hai kỹ năng nghe và nói. Nếu một trong hai quá nhiều, bạn nói nhiều hơn nghe hoặc ngược lại, thì đều làm giảm hiệu quả của giao tiếp.

Bất cứ ai cũng cần học cách nói chuyện thật thuyết phục, có thiện cảm và có duyên, đồng thời cũng biết cách lắng nghe chân tình – đó chính là một trong những bí quyết dẫn bạn tới thành công!

Từ bây giờ, khi nói chuyện với bất kỳ ai, bạn thử chú ý : Có phải mình đang thao thao bất tuyệt, không cho người khác có cơ hội xen vào một lời nào hay không? Khi đến lượt người khác nói, bạn chỉ mải nghĩ tới những việc mình sẽ nói tiếp theo nên không thực sự lắng nghe những gì mà họ đang nói?

Nếu bạn không chăm chú lắng nghe, thì điều đó có nghĩa là bạn đang bỏ lỡ những thông tin cần thiết hoặc đôi khi hết sức quan trọng từ người khác.

Bạn có thể thực hành nghệ thuật giao tiếp bằng cách chú ý lắng nghe nhiều hơn khi người khác đang nói. Nếu thấy chỗ nào còn mơ hồ, chưa thông suốt, bạn đừng ngại đặt những câu hỏi nhằm làm sáng tỏ vấn đề, ví dụ như: “Khi anh nói <... >, có phải ý của anh là <...> hay không?”, hay là “Có phải anh nói rằng anh <...>?”.

Khi bạn biết chú ý nghe và có những biểu hiện hưởng ứng lại một cách tích cực với người khác lúc họ đang nói, đó cũng là lúc bạn đang làm cho mối quan hệ với họ trở nên tốt đẹp hơn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Quan Hệ Tình Dục Qua Mạng: Xu Thế Mới Thời Đại Dịch

Nhiều bạn gái làm việc trong lĩnh vực phải giao tiếp nhiều, đòi h���i phải có “khoa nói”, nhưng lại không tự tin lắm vào giọng nói và khả năng diễn đạt của mình. Các nhà tâm lý đã dành một số lời khuyên sau đây, cho những bạn chẳng may không sẵn có “tài ăn nói”.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Văn Học

Related Articles

Back to top button