Mẫu đơn xin xác nhận khuyết tật và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

Người khuyết tật ở Việt Nam là một trong những nhóm thiệt thòi nhất trong xã hội, đồng thời là một nhóm mục tiêu của các chính sách xã hội. Số liệu cập nhật, chính xác và tin cậy về người khuyết tật đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát thực hiện các chính sách này, xem xét điều chỉnh hoặc xây dựng chính sách mới phù hợp. Khi được xác nhận khuyết tật, người khuyết tật được hưởng những quyền lợi và chính sách do Nhà nước hỗ trợ. Bài viết hướng dẫn bạn soạn thảo đơn xin xác nhận khuyết tật và cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này.

1. Đơn xin xác nhận khuyết tật là gì?

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản như: Người khuyết tật là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất; Người khuyết tật có ở mọi nơi trên thế giới và các quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ người khuyết tật.

Điều 3 Luật Khuyết tật 2010 quy định về các dạng tật và mức độ khuyết tật như sau:

– Dạng tật bao gồm:

+ Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

+ Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

+ Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

+ Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

+ Khuyết tật trí tuệ: tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

+ Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần và khuyết tật trí tuệ.

– Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

+ Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

+ Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

+ Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp khuyết tật đặc biệt nặng và khuyết tật nặng.

Đơn xin xác nhận khuyết tật là văn bản do cá nhân, tổ chức lập ra và được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xác nhận mức độ khuyết tật cho người bị khuyết tật.

2. Đơn xin xác nhận khuyết tật để làm gì?

Đơn xin xác nhận khuyết tật là cơ sở để Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận về mức độ khuyết tật của người khuyết tật, từ đó giúp họ có thể được hưởng những quyền lợi, chính sách của Nhà nước, cụ thể người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:

– Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

– Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

– Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

– Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật

– Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.

– Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.

– Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.

– Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội.

– Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

– Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.

Xem Thêm : Hướng Dẫn Sử Dụng Auto Mu Vượt Thời Đại, Hướng Dẫn Cài Đặt Auto Mu Tự Đánh Quái, Nhặt Đồ

– Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

– Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.

– Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.

– Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Mẫu đơn xin xác nhận khuyết tật

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT VÀ CẤP GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT

Kính gửi:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ………

Huyện (quận, thị xã, thành phố) …….

Tỉnh, thành phố……

1. Thông tin người được xác định mức độ khuyết tật

– Họ và tên: …………

– Sinh ngày… tháng … năm…Giới tính: …………

– Số CMND/CCCD: …………

– Hộ khẩu thường trú: …………

– Nơi ở hiện nay: …………

2. Thông tin người đại diện hợp pháp (nếu có)

– Họ và tên: ………

– Mối quan hệ với người được xác định khuyết tật: …………

– Số CMND/CCCD: …………

– Hộ khẩu thường trú: ………

– Nơi ở hiện nay: …………

– Số điện thoại: …………

3. Thông tin về tình trạng khuyết tật

a. Thông tin về dạng khuyết tật (Đánh dấu x vào ô tương ứng)

STT Các dạng khuyết tật Không 1 Khuyết tật vận động 1.1 Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân 1.2 Thiếu tay hoặc không cử động được tay 1.3 Thiếu chân hoặc không cử động được chân 1.4 Yếu, liệt, teo cơ hoặc hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ 1.5 Cong, vẹo, chân tay, lưng, cổ; gù cột sống lưng hoặc dị dạng, biến dạng khác trên cơ thể ở đầu, cổ, lưng, tay, chân 1.6 Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng vận động 2 Khuyết tật nghe, nói 2.1 Không phát ra âm thanh, lời nói 2.2 Phát ra âm thanh, lời nói nhưng không rõ tiếng, rõ câu 2.3 Không nghe được 2.4 Khiếm khuyết hoặc dị dạng cơ quan phát âm ảnh hưởng đến việc phát âm 2.5 Khiếm khuyết hoặc dị dạng vành tai hoặc ống tai ngoài ảnh hưởng đến nghe 2.6 Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nghe, nói 3 Khuyết tật nhìn 3.1 Mù một hoặc hai mắt 3.2 Thiếu một hoặc hai mắt 3.3 Khó khăn khi nhìn hoặc không nhìn thấy các đồ vật 3.4 Khó khăn khi phân biệt màu sắc hoặc không phân biệt được các màu sắc 3.5 Rung, giật nhãn thị, đục nhân mắt hoặc sẹo loét giác mạc 3.6 Bị dị tật, biến dạng ở vùng mắt 3.7 Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nhìn 4 Khuyết tật thần kinh, tâm thần 4.1 Thường ngồi một mình, chơi một mình, không bao giờ nói chuyện hoặc quan tâm tới bất kỳ ai 4.2 Có những hành vi bất thường như kích động, cáu giận hoặc sợ hãi vô cớ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của bản thân và người khác 4.3 Bất ngờ dừng mọi hoạt động, mắt mở trừng trừng không chớp, co giật chân tay, môi, mặt hoặc bất thình lình ngã xuống, co giật, sùi bọt mép, gọi hỏi không biết 4.4 Bị mất trí nhớ, bỏ nhà đi lang thang 4.5 Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm thần kinh, tâm thần 5 Khuyết tật trí tuệ 5.1 Khó khăn trong việc nhận biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh so với người cùng lứa tuổi 5.2 Chậm chạp, ngờ nghệch hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tuổi) dù đã được hướng dẫn 5.3 Khó khăn trong việc đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác so với người cùng tuổi do chậm phát triển trí tuệ 5.4 Có kết luận cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về chậm phát triển trí tuệ 6 Khuyết tật khác 6.1 Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh tê bì, mất cảm giác ở tay, chân hoặc sự bất thường của cơ thể làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp 6.2 Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về bệnh hô hấp hoặc do bệnh tim mạch hoặc do rối loạn đại, tiểu tiện mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng, làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp 6.3 Có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm

b. Thông tin về mức độ khuyết tật(Trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi không phải kê khai)

Xem Thêm : Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng Dàn ý & 11 bài cảm nhận về ông Hai

Mức độ thực hiện

Các hoạt động

Thực hiện được Thực hiện được nhưng cần trợ giúp Không thực hiện được Không xác định được 1. Đi lại 2. Ăn, uống 3. Tiểu tiện, đại tiện 4. Vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa… 5. Mặc, cởi quần áo, giầy dép 6. Nghe và hiểu người khác nói gì 7. Diễn đạt được ý muốn và suy nghĩ của bản thân qua lời nói 8. Làm các việc gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm phù hợp với độ tuổi; lao động, sản xuất tạo thu nhập 9. Giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi 10. Đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác

…….., ngày…..tháng…..năm…

Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin xác nhận khuyết tật

Hướng dẫn soạn thảo

– Tại phần đề gửi: Điền tên cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có liên quan trong việc xác nhận khuyết tật như: Chủ tịch Ủy ban cấp xã nơi người khuyết tật sinh sống.

– Điền đầy đủ thông tin của người được xác định mức độ khuyết tật như họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, nơi sinh sống hiện nay.

– Trường hợp người khuyết tật có người đại diện hợp pháp thì điền đầy đủ thông tin liên quan đến người đại diện như họ và tên, mối quan hệ với người xác định khuyết tật, số chứng minh thư, hộ khẩu thường trú, nơi đang sinh sống, số điện thoại liên hệ.

– Điền thông tin về tình trạng khuyết tật vào bảng theo đúng như tình trạng hiện tại của người khuyết tật

Thủ tục xác định mức độ khuyết tật

– Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:

+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

+ Giấy khai sinh đối với trẻ em.

+ Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

– Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:

+ Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

+ Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.

Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;

+ Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

– Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.

Giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản sau đây:

+ Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật;

+ Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật;

+ Dạng khuyết tật;

+ Mức độ khuyết tật.

Giấy xác nhận khuyết tật có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button