Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên

Mục lục bài viết

Thông thường, khi xử lý những hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ phải căn cứ vào nội quy công ty, thỏa ước lao động, hợp đồng làm việc hay hợp đồng lao động đã được thỏa thuận giữa các bên cũng như mức độ vi phạm hay hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần của người lao động mà có thể xem xét lập biên bản cảnh cáo vi phạm của người lao động.Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên.

Biên bản cảnh cáo nhân viên là gì?

Biên bản cảnh cáo nhân viên là biên bản được lập ra khi trong công ty hay doanh nghiệp có sự vi phạm kỷ luật của người lao động, trong Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên phải ghi rõ đầy đủ các nội dung thông tin của người lập, người bị lập biên bản, thời gian diễn ra, sự việc vi phạm.

Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên thường được các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng chung cho cả đơn vị.

Cảnh cáo là một hình thức xử phạt vi phạm khi một người nào đó khi bị vi phạm kỉ luật, làm sai nguyên tắc, quy tắc hay yêu cầu ở mức có thể sửa sai.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo là hình thức xử phạt trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau: Xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật lao động, xử lý hình sự…

Ngoài ra, biên bản được lập ra phải có sự chứng kiện của người khác.

Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên gồm những nội dung gì?

Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên thường bao gồm các nội dung sau đây:

Phần đầu tiên là Quốc hiệu tiêu ngữ; Tên cơ quan chủ quản

Sau đó đến tên biên bản: Biên bản cảnh cáo vi phạm (về việc vi phạm kỷ luật);

Chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý khi lập biên bản cảnh cáo vi phạm như sau:

Thứ nhất: Về việc xác định chủ thể có quyền được phép lập biên bản. Đó có thể sẽ là quản lý cấp trên hoặc người được ủy quyền.

Thứ hai: Đối với việc xử phạt do vi phạm kỉ luật thì lập văn bản phải bằng văn bản hành chính, không có việc xử lý người vi phạm chỉ bằng hình thức miệng;

Thứ ba: Cần đảm bảo về mặt nội dung trình bày một cách khách quan, đúng sự thật, không thêm hoặc bớt. Cần lắng nghe ý kiến của người vi phạm và những người có mặt vào lúc hành vi xảy ra;

Thứ tư: Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành lập biên bản;

Thứ năm: Cần ghi rõ thông tin của người vi phạm kỷ luật: họ và tên, chức vụ cũng như đơn vị làm việc;

Thứ sáu: Thiệt hại xảy ra cần phải ghi chính xác, có thể ghi nhận lại phần thiệt hại bằng hình ảnh nếu có thể;

Thứ bảy: Nếu có chứng cứ thì cần bảo quản cẩn thận đưa về nơi có thẩm quyền để xem xét xử lý;

Xem Thêm : Video Hướng Dẫn Quay Tay Là Gì ? Hướng Dẫn Quay Tay Đúng Cách Cho Nam Và Nữ

Thứ tám: Kết luận của người có thẩm quyền về vụ việc này;

Cuối cùng là chữ ký của các bên có liên quan bao gồm: người lập biên bản, người vi phạm, người làm chứng, ban quản lý. Tiếp theo, cần đóng dấu của công ty.

Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên mới nhất?

Hiện nay do chưa có quy định cụ thể nên Luật Hoàng Phi sẽ đưa ra mẫu Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên để Quý bạn đọc tham khảo.

CÔNG TY……. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …/2021/BB …………., ngày…..tháng….năm…..

BIÊN BẢN CẢNH CÁO VI PHẠM

(Về việc vi phạm kỷ luật)

Tên nhân viên vi phạm:………………………………………………………

Chức vụ:……………………………………………………………

Phòng ban:………………………………………………………………………….

Ngày xảy ra vi phạm:……………………………………………………….

Địa điểm xảy ra vi phạm:…………………………………………………

Hình thức vi phạm:………………………………………………………….

Thiệt hại xảy ra (nếu có):……………………………………………

Nhắc nhở Bằng văn bản Thời gian Người lập biên bản Cảnh cáo lần 1 Cảnh cáo lần 2 Cảnh cáo lần 3

Tang vật thu được (nếu có):…………………………………………………..

Xem Thêm : Bảng đơn vị đo độ dài và cách học thuộc đơn giản, nhanh chóng

Cảnh cáo trước đó

Người lập biên bản trình bày sự việc:……………………………………

Ý kiến của nhân viên vi phạm:

󠆶- Đồng ý với trình bày của người lập biên bản

󠆶- Không đồng ý với trình bày của người lập biên bản

Lý do không đồng ý:………………………………

Hình thức xử phạt:…………………….(Các hình thức xử phạt sau đây: Nhắc nhở, Cảnh cáo, Theo dõi, Đình chỉ Sa thải, Khác)

Kết luận:……………………………

Người lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người bị lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ban lãnh đạo

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nhân viên bị cảnh cáo đã được nghe, xác nhận biên bản này và không có ý kiến gì thêm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc Mẫu biên bản cảnh cáo nhân viên để bạn đọc tham khảo. Hy vọng rằng, bài viết trên đây hữu ích đối với bạn. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button