Nhóm Toán Thầy Lê Văn Đoàn Mã 1, Lưu Trữ Lê Văn Đoàn

VNHN – Nhân chuyến công tác tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 mới đây, tôi có cơ duyên viết về một người thầy thuốc nhiệt thành, tận tâm, giàu y đức, luôn miệt mài nghiên cứu và hết lòng vì sức khỏe người bệnh muôn nơi. Buổi trò chuyện thân tình, ấm áp cùng Anh – PGS.TS Lê Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 đã giúp tôi hiểu rõ hơn được niềm hạnh phúc bình dị mà thật trân quý, ý nghĩa của Anh chính là những cống hiến không ngừng nhằm khắc phục, nối liền những chấn thương đứt rời cơ thể, góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đang xem: Lê văn đoàn

Xem Thêm : 【6/2021】Top #10 Đề Thi Tiếng Anh Lớp 6 Học Kì 2 Violet, Giáo Án Tiếng Anh

PGS.TS Lê Văn Đoàn – Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 là một trong số ít người chuyên trị các ca “đứt rời” do tai nạn. Qua hành trình dài cống hiến, anh đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình và vi phẫu thuật. Đặc biệt, tính đến nay anh đã tham gia phẫu thuật hơn 500 ca kéo dài chân, trong đó từ năm 2000, anh đã kéo dài nâng chiều cao cho hơn 200 ca, phần lớn là những người có tầm vóc thấp, tự ti trong cuộc sống và giúp họ sinh hoạt bình thường trở lại. Những bệnh nhân sau phẫu thuật đều hài lòng và cải thiện sự tự tin trong cuộc sống. Với chuyên môn tay nghề cao, các ca phẫu thuật do PGS thực hiện đều đạt được kết quả tốt và là địa chỉ tin cậy uy tín cho những người mong muốn phẫu thuật thẩm mỹ kéo dài chân. Nhiều năm trong nghề, PGS.TS Lê Văn Đoàn không nhớ hết mình đã thực hiện bao nhiêu ca phẫu thuật nối chi thể, chỉ biết các “ngăn” hồ sơ mà anh lưu trữ trong máy tính với tên, tuổi, địa chỉ bệnh nhân cụ thể từ lâu đã được chuyển sang thành “x, y, z” cho nhanh, giản, tiện. Khi tiếp cận những hồ sơ bệnh án này chúng tôi không khỏi gai người vì các phần thi thể đứt rời của bệnh nhân được chụp lại quá rõ nét. Những bàn tay, ngón tay, cánh tay, thậm chí cả “cậu nhỏ” của các quý ông… bị cắt rời nằm la liệt trong các bản ảnh, trắng nhợt vì không được nuôi dưỡng. PGS.TS Lê Văn Đoàn cho biết, các nguyên nhân gây đứt rời chủ yếu là do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, va chạm mâu thuẫn dẫn đến “xử lý” nhau bằng dao, kiếm. Bệnh nhân của anh cũng đủ loại, từ những người nông dân hiền lành, tri thức, “cậu ấm cô chiêu” cho đến “xã hội đen”… họ chỉ giống nhau ở một điểm là nhập viện trong tình trạng nguy cấp. Và trách nhiệm của người thầy thuốc như anh không gì khác là cứu giúp họ qua cơn hiểm nghèo.

*

PGS.TS Lê Văn Đoàn

Các loại máy móc phục vụ sản xuất ngày càng đa dạng thì lại càng có thêm nhiều những ca tai nạn lao động – PGS.TS Lê Văn Đoàn chia sẻ. Với một cái máy cắt giấy, cắt sắt, cưa gỗ trong lúc sơ ý người lao động có thể bị “ngốn” luôn cả hai bàn tay. Có trường hợp, người thò tay, người bấm nút, phối hợp không ăn ý, chỉ “xoẹt” cái trong tích tắc là cả bàn tay đứt rời. Có người đóng gạch, nhảy luôn vào giẫm giẫm mấy cái, ai dè máy cuốn đi cả đôi chân. Trong đó, bệnh nhân Nguyễn Văn Cát (24 tuổi, ở Thanh Hóa) nhập viện năm 2005, trong tình trạng hai bàn tay bị cắt rời, là một trường hợp khó quên đối với PGS.TS Lê Văn Đoàn. Cát là con một, lại sắp cưới vợ, chẳng may trong lúc lao động bị máy cắt sắt cắt rời hai bàn tay. Gia đình hoảng loạn đưa Cát đi bệnh viện huyện cấp cứu mà không mảy may quan tâm đến phần chi thể bị đứt rời. Ra đến nơi,bác sĩở huyện hỏi đến hai bàn tay thì mọi người mới ngã ngửa nhìn nhau. Điện thoại về nhà hỏi thì ông chú bảo trong lúc mọi người đưa Cát đi cấp cứu, ông đã cẩn thận đem hai bàn tay của cháu ra vườn chôn. Khi biết thông tin Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 có thể nối tay được cho Cát, ông chú đã lọ mọ đào hai bàn tay lên, chùi qua cho sạch đất cát, cho vào túi nilon, hối hả phi xe máy lên bệnh viện huyện rồi “áp tải” cả cháu và hai bàn tay đã đứt rời lên thẳng Bệnh viện T.Ư Quân đội 108. Không một phút chần chừ, kíp trực hôm đó đã cho các làm xét nghiệm cần thiết, vệ sinh, rửa sạch phần chi thể đứt rời, sát trùng và tiến hành nối lại cả hai bàn tay cho nam thanh niên này. PGS.TS Lê Văn Đoàn nhớ lại, lúc ở cửa phòng mổ, mẹ bệnh nhân khóc khóc mếu mếu lo lắng nhà chỉ có mỗi thằng con trai, lại sắp làm đám cưới, người ta bảo “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”, giờ tai họa thế này ai người ta lấy mà cưới. Cho đến khi nhìn thấy hai bàn tay của cậu con trai liền lại như cũ, nhất là sau thời gian tập luyện có thể cử động, gia đình Cát mừng rơi nước mắt, vội vàng thu dọn về quê tổ chức đám cưới cho kịp ngày đã định.

Nhâm nhi chén trà ấm nóng, anh chia sẻ thêm cùng chúng tôi về nguyên lý của kỹ thuật kéo dài chân:“Kỹ thuật kéo dài xương chân ra đời ở Việt Nam ban đầu với mục đích nhân văn, nhằm khắc phục di chứng bại liệt chân ngắn chân dài. Thời đó, Việt Nam có di chứng bại liệt rất cao, các bác sĩ phải làm việc hết công suất, ngày mổ 4-5 ca. Riêng Viện Chấn thương chỉnh hình, từ năm 2005 mới thực hiện mổ kéo chân thẩm mỹ, nâng chiều cao cho người có nguyện vọng chính đáng”. Việc kéo dài chân cũng đã dựa vào nguyên lý sinh xương liên tục của tế bào xương. “Trong cơ thể ở xương luôn có tế bào tạo xương và hủy xương, có nghĩa là tế bào xương sinh ra sẽ chết đi và thay thế bằng những tế bào mới. Bình thường tế bào tạo xương và hủy xương luôn cân bằng. Dựa vào nguyên lý đó các bác sĩ đã thực hiện kéo dài chân cho những người có nguyện vọng”,PGS Đoànlý giải. Quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã nhận thấy, tế bào tạo xương nằm 70-80% ở màng ngoài của xương, còn 20-30% trong tủy xương. Khi kéo dài xương, các bác sĩ chỉ cắt xương mà không cắt màng xương. Màng xương bảo tồn sẽ là nơi sinh xương mới, khi xương dãn ra thì màng xương sẽ sinh ra xương để bù đắp lại phần đã giãn, tạo ra xương mới. PGS Đoàncho biết thêm, rất nhiều bệnh nhân khi tới Viện Chấn thương chỉnh hình đều lo lắng phẫu thuật kéo dài chân sẽ làm giảm tuổi thọ, ảnh hướng sức khoẻ, sự thật không phải như vậy. Phẫu thuật kéo dài chân không ảnh hưởng tới tuổi thọ
của con người. Nhưng sau khi kéo dài, các phần mềm (gân cơ, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) chưa đáp ứng kịp do vậy phải có thời gian để tập phục hồi chức năng. Quá trình đó nhanh hay chậm tùy theo mỗi người và mức độ kéo dài. “Về nguyên lý xương sẽ cứng dần lên và theo thời gian và sẽ cứng như xương bình thường. Khi cơ xương khớp đã ổn định, đã tập luyện tốt, chi được kéo dài hoàn toàn khỏe mạnh, bệnh nhân đi lại sinh hoạt chạy nhảy bình thường”,PGS.TS Lê Văn Đoànkhẳng định.

Xem thêm: Đề Kiểm Tra Toán 8 Chương 1 Đại Số Có Đáp Án (Đề 3), Bộ 6 Đề Kiểm Tra 1 Tiết Chương 1 Đại Số 8

*

Xem Thêm : Đề Kiểm Tra 1 Tiết Tiếng Việt Lớp 7 Hk2 Môn Ngữ Văn 7 Năm 2017

PGS.TS Lê Văn Đoàn tham gia một ca phẫu thuật kéo dài chân tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108.

Bận rộn với công tác chuyên môn là thế, PGS.TS Lê Văn Đoàn vẫn luôn dành nhiều thời gian, tâm sức cống hiến cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tính đến nay, anh đã tham gia chủ nhiệm 1 đề tài cấp Nhà nước, 4 đề tài cấp Bộ cũng như nhiều đề tài cấp cơ sở khác. Trong đó, mới đây nhất 2 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ mà anh chủ nhiệm đã được nghiệm thu trong năm 2019, đó là: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật vi phẫu trong điều trị tổn thương đám rối thần kinh cánh tay, đứt rời chi và chuyển ngón (cấp Nhà nước) và Nghiên cứu hiệu quả điều trị liệt không hoàn toàn đám rối cánh tay do đứt, nhổ các rễ trên bằng phẫu thuật chuyển thần kinh (cấp Bộ). Đồng thời, anh cũng là tác giả của hơn 100 bài báo khoa học được đăng tải trên các Tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế. Với nhiệm vụ đào tạo, PGS.TS Lê Văn Đoàn đã trực tiếp hướng dẫn 12 NCS bảo vệ luận án TS (trong đó có 7 NCS đã bảo vệ thành công và đang hướng dẫn 5 NCS) cũng như gần 30 ThS, BSCK II, BS Nội trú… Ngoài ra, anh còn tham gia các Hội đồng khoa học chấm thi cho hơn 200 luận án TS, luận văn ThS, BSCK II và BSNT.

Xem thêm: 403 Forbidden – Tài Liệu Bài Tập Tiếng Anh 6 Thí Điểm Violet

Ghi nhận những đóng góp quan trọng của anh với ngành y tế, PGS.TS Lê Văn Đoàn đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế, lãnh đạo Bệnh viện TƯQĐ 108 trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen ý nghĩa.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Đề Thi

Related Articles

Back to top button