Kỳ 1: Quarter-life Crisis – Khủng hoảng tuổi 20: Tuổi trẻ của bất an, thất vọng và cả hy vọng

Trong một vòng đời, mỗi người sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Nhưng giai đoạn có sức ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời và tương lai của một người chính là Quarterlife hay cụ thể hơn là Quarterlife Crisis (Khủng hoảng tuổi 20). Theo một báo cáo của các nhà tâm lý học Anh Quốc, giới trẻ hiện nay đang đối diện với cơn khủng hoảng tuổi 20 tệ hơn bao giờ hết. Và nếu không nhanh chóng nhận ra, hậu quả nhận lại rất nặng nề.

1. Quarter-life crisis là gì?

Trong tâm lý học đại chúng, Quarterlife Crisis hay còn gọi là khủng hoảng tuổi 20 là “cuộc khủng hoảng liên quan đến mối lo về phương hướng và chất lượng cuộc sống”. Cuộc khủng hoảng này xảy ra phổ biến trong độ tuổi từ 20 đến 30 (có đôi khi là sớm hơn – khoảng 18 tuổi và kéo dài lâu hơn – 35 tuổi).

Bạn đang xem: quarter life crisis là gì

Quarterlife Crisis được chia thành 4 giai đoạn chính:

Phase 1: Đây là giai đoạn mà bạn có thể cảm thấy bất an, loay hoay và bế tắc vì lý trí bị ràng buộc trong một mối quan hệ, tình trạng hoặc tình huống khiến họ không biết nên buông bỏ hay níu kéo.

Phase 2: Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu hỏi bản thân về những dự định tương lai, về những điều mới mẻ và cả những cảm nhận riêng từ những gì bản thân nhìn thấy ở cuộc sống. Đây là một giai đoạn rất quan trọng khi bạn phải liên tục vật lộn với cơn bão của cảm xúc, khó khăn, thất bại đến từ bản thân, gia đình và những mối quan hệ xã hội. Nhưng cũng nhờ đó mà bạn sẽ dần tìm được bình tĩnh để đối mặt với những điều mình đã, đang và sẽ trải qua.

Phase 3: Đây có lẽ là giai đoạn khiến bạn cảm thấy “kỳ diệu” nhất. Bởi mọi thứ dường như đã khá rõ ràng trong tâm trí bạn từ công việc, sự nghiệp, thấu hiểu bản thân,…

Xem thêm: 14/12 là ngày gì

Xem Thêm : giỗ tổ hùng vương tiếng anh là gì

Phase 4: Nếu như 3 giai đoạn trên là cho những trải nghiệm và dự định thì giai đoạn 4 lại là nơi để bạn thực thi những gì mình đã nghĩ và đã quyết. Từ đam mê, kế hoạch tương lai, cuộc sống độc lập,… sẽ dần đi vào quỹ đạo mà bạn mong muốn.

2. Ra khỏi vùng an toàn (Mô hình Vòng tròn phát triển bản thân)

Quarterlife Crisis mặc dù bị gắn cái mác “khủng hoảng” nhưng không vì thế mà con người lựa chọn né tránh nó. Theo các báo cáo, đây lại là giai đoạn người trẻ dùng để dấn thân vào cuộc sống nhiều nhất. Họ bắt đầu nghĩ đến sự nghiệp, thử những công việc mới và độc lập hơn về cuộc sống. Trong giai đoạn tiền khủng hoảng này, người trẻ bắt đầu sống tự lập lần đầu và học cách đối mặt với mọi thứ một mình và những điều này thường sẽ gây ra những cảm xúc cô lập và cô đơn.

Trên mô hình vòng tròn phát triển bản thân, vị trí của người trẻ trong giai đoạn Quarterlife Crisis chính là comfort zone và có xu hướng di chuyển ra bên ngoài. Tuy nhiên, thứ các bạn phải đối diện ngay lập tức chính là fear zone – những nỗi lo sợ, thách thức của cuộc sống và đôi khi là của chính các bạn đặt ra cho mình.

Các khảo sát của Lead The Change đối với các bạn trẻ độ tuổi từ 18-25, những thách thức lớn nhất khi các bạn lựa chọn thoát khỏi vùng an toàn của bản thân chính là chưa thấu hiểu bản thân (năng lực, hệ giá trị, sứ mệnh,…), mơ hồ về tương lai nghề nghiệp. Nghĩa là, khả năng rất cao rằng các bạn trẻ sẽ có xu hướng quay lại về vùng an toàn của mình khi vướng phải những rào cản đó tại fear zone do chưa trang bị cho mình những công cụ để giải quyết các yếu tố trên.

Thế hệ Millennials hay thế hệ Y – những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000. Các bạn thường được gọi với những cái tên khác như Thế hệ Boomerang hoặc Thế hệ Peter Pan, bởi vì sự nhận thức của bạn có sự chậm trễ nhất định về một số vấn đề quan trọng được dùng để bước qua tuổi trưởng thành. Và vì thế, bạn phải mất khoảng thời gian dài hơn so với các thế hệ trước để có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này.

3. Dấu hiệu bạn đang rơi vào Quarter-life Crisis:

Các dấu hiệu chung của cuộc khủng hoảng một phần tư cuộc đời thường là cảm giác “lạc lõng, sợ hãi, cô đơn hay hoang mang” về những bước cần thực hiện cho giai đoạn đầu tuổi trưởng thành.

Tham khảo: m.sc là gì

Xem Thêm : Những chi cục trưởng tiếng anh là gì

Trước đây, quarterlife crisis dường như là một khái niệm hoàn toàn xa lạ với các bạn trẻ. Tuy nhiên, sự suy yếu của nền kinh tế trong nước nói riêng và quốc tế nói chung cùng mức độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường việc làm đã tạo nên áp lực tâm lý về thành công trước tuổi 30 cho những người trẻ tuổi.

Theo nghiên cứu tại trường đại học Birkbeck được công bố tại Hiệp hội Tâm Lý Học Anh ở Glasgow, điều khiến thế hệ trẻ lo lắng nhất khi bị đặt dưới áp lực xã hội, gia đình về thành công trước tuổi 30 là:

  • 2/5 lo lắng về tài chính, họ lo rằng mình sẽ không kiếm đủ tiền.
  • 32% bị áp lực cưới xin và có con trước tuổi 30.
  • 6% có ý định di cư.
  • 21% có mong muốn thay đổi về sự nghiệp toàn diện.

Có quá nhiều những nỗi lo và áp lực đè nặng lên tâm lý của những người trẻ khi đứng trước tuổi 30. Nếu không có kĩ năng và người hướng dẫn để thoát ra khỏi Quarterlife Crisis, có thể bạn sẽ đau khổ nhiều hơn và loay hoay với hội chứng này mà không ai xung quanh có thể hiểu được và hỗ trợ bạn.

Bạn có đang rơi vào Quarterlife Crisis hay không?

Nếu có một nơi giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này thì bạn sẽ thử chứ?

Ngay lúc này, khi bạn đang đối diện với Quarterlife Crisis thì một nơi như Khóa học Thiết kế Tương Lai sẽ có đủ khả năng giúp bạn vực dậy bản thân và định hướng rõ nét cho chặng đường kế tiếp của mình.

TÌM HIỂU VÀ ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Đón đọc kỳ 2 để khám phá những phương pháp giúp bản thân vượt qua thời kỳ khó khắn của Quarterlife Crisis nhé!

Xem thêm: Detached House và Semi-Detached House là gì? – Phân biệt và đặc điểm của 2 loại nhà

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Hỏi Đáp

Related Articles

Back to top button