Hà Nội đang vào những ngày nóng đỉnh điểm, nhưng trong những xưởng chế tác thủy tinh ở xã Thượng Nhật vẫn luôn rực lên ánh lửa từ những chiếc máy làm ống thủy tinh hay chiếc đèn khò với nhiệt độ rất cao trước mặt những người thợ thổi công.
Làng nghề thủy tinh hoàn toàn thủ công vẫn hiện hữu ở xã Thượng Nhật
Những xưởng thổi thủy tinh hoàn toàn thủ công vẫn hiện hữu ở xã Thượng Nhật
Ngọc Yến
Ra đời từ những năm 1960, làng nghề thủy tinh Thượng Nhật ở H.Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) đã trải qua nhiều thăng trầm. Thật may, sau hơn nửa thế kỷ, Thượng Nhật vẫn còn một số gia đình với khoảng vài chục người còn chung thủy với nghề và làm ra những sản phẩm thủy tinh đơn giản như ống thuốc, ống nghiệm, cốc cho chim uống nước…
Tới thăm xưởng của anh Tiến, một trong số các hộ còn giữ nghề ở Thượng Nhật, chúng tôi được giới thiệu đây là cơ sở chuyên làm ống đựng Philatop, một loại thuốc bổ tăng nội tiếng từ thời bao cấp và bây giờ vẫn còn sản xuất.
Anh Tiến có máy làm ống thuốc tự động, mỗi ngày ra khoảng 300 kg thành phẩm.
“Gia đình tôi làm nghề thổi thủy tinh hơn chục năm rồi, trước thì thổi thủ công nhưng nay làm bằng máy cho đỡ vất vả”, anh Tiến chia sẻ.
Dù vậy, nghề thổi thủy tinh theo cách truyền thống vẫn còn tại Thượng Nhật, vì không phải sản phẩm nào cũng làm được bằng máy móc mà cần đến sự khéo léo của bàn tay người thợ.
Tới xưởng của anh Lương Văn Trãi và vợ là chị Tạ Thị Nga, chúng tôi ghi nhận gia đình này vẫn thổi thủy tinh thủ công. Sản phẩm của hộ là bóng đèn, ống nghiệm và cả những đồ vật khá cầu kỳ, tinh xảo như chuông gió, cây thông, cốc đựng nước uống cho chim…
Chị Nga bảo khách cần gì thì gia đình làm nấy, chứ không cố định một mặt hàng nào.
Hàng ngày, gia đình anh chị phải thổi, kéo, ép, cuộn để làm ra sản phẩm cạnh ngọn lửa khò nóng từ 700 – 1.000 độ C. Miệng thổi thủy tinh, tay thì xoay, vuốt để tạo hình sản phẩm theo ý muốn.
“Ngày mới làm nghề cũng sợ vì thủy tinh mới ra lò rất nóng, dễ bỏng tay. Thủy tinh vỡ thì dễ âm chỉ chảy máu. Nhưng lâu dần thành quen, giờ tay chân hình như cũng chai hết rồi nên không còn thấy sợ nữa”, chị Nga nói.
Hiện tại, cả xã Thượng Nhật chỉ còn khoảng 20 người theo nghề thổi thủy tinh, tổng số người làm nghề thủy tinh cũng không còn nhiều. Trong đó, số người trẻ tuổi chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Điều này cũng khiến cho những “nghệ nhân” lâu năm ít nhiều trăn trở. Họ tự ra tiếc nuối và có phần lo lắng nếu một ngày nào đó làng nghề bị mai một…
Ống thủy tinh đựng Philatop được sản xuất tại xã Thượng Nhật
Ngọc Yến
Máy tự động đang đốt nóng và chia các ống thủy tinh dài thành ống đựng thuốc
Ngọc Yến
Trong căn xưởng nhỏ, anh Tiến đang đưa các ống thủy tinh vào máy làm ống thuốc tự động
Điều khiển máy làm ống thuốc tự động có khi là phụ nữ
Ngọc Yến
Chị Nga đang dùng miệng để thổi ra những ống nghiệm dùng trong phòng thí nghiệm
Để chế tác thủy tinh, người ta dùng bình ga để đốt nóng
Muốn làm các sản phẩm thủy tinh, đầu tiên phải hơ nóng để chia thủy tinh ra từng khúc ngắn
Dùng tay để tạo hình thủy tinh trên ngọn lửa đèn khò
Một chiếc cốc nước uống cho chim đang được tạo hình
Một lô cốc đựng nước uống cho chim đã hoàn thiện
Phân loại ống thuốc do máy tự động làm ra
Đóng gói đơn giản trước khi chuyển tới tay khách hàng
Ngọc Yến
Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn/
Có thể bạn quan tâm
- Tốc Độ Phản Ứng Và Cân Bằng Hóa Học: Lớp 10
- Giải Mã Giấc Mơ Thấy Trứng Vịt: Điềm Báo Hay Lời Gợi Ý May Mắn?
- Tổng hợp Sơ đồ tư duy Ngữ văn lớp 9 chi tiết và dễ nhớ nhất
- Chữ Ký Tên Trúc Phong Thủy: 79+ Mẫu Chữ Kí Trúc Đẹp
- Cây Xoài Trong Vườn Nhà Em – Biểu Tượng Của Sự Tươi Mới Và Quen Thuộc
- Tổng hợp Cách Dùng “Lead to” – “Lead to” Verb, “Lead to” Ving?
- Hướng Dẫn Sử Dụng CIMCO Edit V8 Cho Người Mới Bắt Đầu
- Giải Mã Giấc Mơ Thấy Người Chết Đuối: Điềm Báo Hay Lời Cảnh Tỉnh?
- Hướng dẫn sử dụng Adobe Media Encoder CC để chuyển đổi định dạng video chuyên nghiệp
- Công Thức Hóa Học Của Khí Gas Và Những Điều Cần Biết