Hướng Dẫn Sử Dụng Microsoft Dynamics Ax, Tai Lieu Huong Dan Su Dung

Một doanh nghiệp sản xuất muốn tìm cách nâng cấp phần mềm quản lý của họ từ một hệ thống cũ hoặc thực hiện triển khai một phần mềm quản lý sản xuất MRP mới sẽ phải đối mặt với rất nhiều lựa chọn. Mỗi phần của quá trình sản xuất được quản lý bởi một phần mềm riêng. Ví dụ, một nhà sản xuất có thể chạy phần mềm MRP để lên kế hoạch sản xuất, MES hỗ trợ quản lý khu vực sản xuất, CMMS để quản lý bảo trì, QMS để kiểm soát chất lượng và WMS theo dõi hàng tồn kho. Hầu hết các hệ thống phần mềm quản lý sản xuất MRP trên thị trường chứa đựng một số tính năng kể trên, nhưng không nhiều trong số các đơn vị cung cấp phần mềm có được lối tư duy khác biệt. Hầu hết các đơn vị bán giải pháp dựa vào tiện ích bổ sung và tích hợp của bên thứ ba để cung cấp một giải pháp hoàn chỉnh. Điều này đặc biệt phổ biến đối với các hoạt động ngoài luồng công việc sản xuất cốt lõi, chẳng hạn như bảo trì, quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) và quản lý chất lượng.

Đang xem: Hướng dẫn sử dụng microsoft dynamics ax

Cho dù bạn đang phát triển phần mềm hiện tại hoặc thay thế hệ thống cũ, hãy chọn một hệ thống ERP phù hợp với công ty bạn để thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Việc triển khai ERP tiêu tốn của doanh nghiệp một khoảng ngân sách lớn (bao gồm chi phí licence, phí tư vấn, phí tùy chỉnh, phí đào tạo, phí duy trì, phí nhân sự,..). Không những thế doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho các nhân viên trong tổ chức.Chính vì những khoản đầu tư này khá tốn kém, hầu hết các nhà hoạch định lựa chọn và triển khai phần mềm quản lý sản xuất MRP sẽ dè dặt hơn trong việc đưa ra quyết định. Doanh nghiệp có thể mất nhiều giờ làm việc với các nhà cung cấp để thẩm định điều kiện trước khi đi đến thống nhất về các thông tin quan trọng như tính năng và giá cả. Để tiết kiệm tối đa thời gian, đảm bảo quá trình làm việc thu về hiệu quả cao, doanh nghiệp cần truyền đạt chính xác nhu cầu của tổ chức trong lần đầu trao đổi để tránh tốn kém chi phí và thời gian phát sinh do các yêu cầu tùy chỉnh trong quá trình sử dụng và sự thiếu thống nhất trong mục tiêu triển khai của hai bên.
SaaS đã trở thành xu hướng trong phần mềm quản trị doanh nghiệp một vài năm trở lại đây. Xu hướng này được các đơn vị cung cấp phần mềm lớn tận dụng một cách triệt để. Phần mềm ERP giờ đây hầu như đều có các phiên bản được lưu trữ trên đám mây nhằm cung cấp sự chủ động và linh hoạt cho người dùng.Khi triển khai phần mềm Cloud ERP, doanh nghiệp không cần phải sở hữu server riêng và các phần cứng hỗ trợ khác. Dữ liệu giờ đây được quản lý trên một máy chủ an toàn bên ngoài. Tùy thuộc vào độ lớn của phạm vi triển khai, việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây có thể giảm đáng kể chi phí triển khai phần mềm quản lý sản xuất MRP ban đầu. Điều này khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội sở hữu phần mềm MRP với giá cả hợp lý.SaaS mặc dù giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, nhưng hầu hết các doanh nghiệp lần đầu tiên sử dụng giải pháp này đều khá băn khoăn về vấn đề bảo mật dữ liệu. Để hài hòa được các yếu tố chi phí, bảo mật, các đơn vị cung cấp phần mềm phải đưa ra các cam kết bao mật chặt chẽ trong hợp đồng và thực hiện các biện pháp mã hóa dữ liệu để đảm bảo dữ liệu người dùng an toàn trước các nguy cơ tấn công từ bên ngoài.➡️ Dùng thử phần mềm Quản lý sản xuất Odoo
Mặc dù hầu hết các tính năng chưa được phát triển của một hệ thống phần mềm quản lý sản xuất MRP đều được đáp ứng bởi tiện ích bổ sung của một bên thứ 3, việc này có thể khiến chi phí triển khai và mức độ phức tạp của một giải pháp ERP gia tăng đáng kể. Việc tích hợp tiện ích bổ sung từ bên ngoài đòi hỏi người thực hiện cần có chuyên môn cao. Việc thêm tiện ích cũng có thể tạo ra các bất ổn về hiệu suất và gặp khó khăn trong quá trình nâng cấp hệ thống. Vì vậy, việc tích hợp tiện ích của bên thứ 3 nên duy trì ở mức thấp nhất có thể. Doanh nghiệp nên lựa chọn phần mềm có thể quản lý được tất cả các hoạt động kinh doanh cốt lõi.Vì lý do này, hầu hết các giải pháp phần mềm quản lý sản xuất MRP đang tìm cách kết hợp nhiều tính năng vào một hệ thống quản lý sản xuất. Mỗi phần mềm được giới thiệu trong tài liệu này đều chứa đựng các chức năng quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất. Mỗi phiên bản mới của các giải pháp phần mềm đều được bổ sung thêm các tính năng mở rộng.
Bốn giải phần mềm quản lý sản xuất MRP được so sánh trong báo cáo này đã được chọn vì chúng đại diện cho các giải pháp sản xuất điển hình trên thị trường hiện nay.
Microsoft Dynamics AX là sản phẩm sở hữu tính năng phong phú nhất trong số năm sản phẩm của Microsoft Dynamics ERP. AX là sản phẩm đánh dấu quá trình hợp tác giữa IBM và Daamgard Data vào năm 1998 trước khi được Microsoft mua lại vào năm 2002.

“GIẢI PHÁP ERP CỦA MICROSOFT”

AX được thiết kế riêng dành cho các doanh nghiệp có quy mô trung bình quản lý nhiều địa điểm kinh doanh, thuộc nhiều quốc gia, sử dụng nhiều đơn vị tiền tệ. Dynamics AX chiếm ưu thế trong sản xuất và phân phối. Giải pháp này thường được triển khai bởi các công ty có doanh thu lớn hơn 50 triệu đô mỗi năm. AX cung cấp giải pháp quản lý sản xuất dưới hai hình thức Cloud ERP và On-Premise ERP, được bán độc quyền.Trong báo cáo so sánh phần mềm quản lý sản xuất MRP, chúng tôi đã chọn phiên bản mới nhất, AX 2012 R3, triển khai dưới hình thức On-Premises.

Xem Thêm : Hướng Dẩn Mod Skin Trong Gta San Bằng Alci'S Img Editor, Craft Theft Auto For Gta Minecraft 2021

19.000 công ty30 quốc gia12.000 nhóm người dùng thành viên25 ngôn ngữ​

NetSuite

NetSuite được thành lập vào năm 1998 với tên gọi NetLedger, một phần mềm kế toán được lưu trữ trên nền tảng đám mây. Theo thời gian, NetSuite đã phát triển thành một bộ ứng dụng quản trị doanh nghiệp toàn diện.

Xem thêm: Giáo Án Sinh Hoạt Chủ Nhiệm Lớp 7 Soạn Sinh Hoạt Lớp, Tuần 8: Giáo Án Sinh Hoạt Chủ Nhiệm

“PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP DỰA TRÊN NỀN TẢNG ĐÁM MÂY HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI SUITE ”NetSuite sử dụng một cấu
trúc mô-đun, với mỗi dự án triển khai sẽ bao gồm một tập hợp lựa chọn module cốt lõi hay còn được gọi là ứng dụng. NetSuite cung cấp các “bộ ứng dụng” được cấu hình sẵn để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ở các phân khúc thị trường khác nhau. Các ứng dụng cũng được bán tách biệt với mức giá từ $199 đến $499 mỗi ứng dụng. Một số ứng dụng tồn tại dưới hai phiên bản: cơ bản và nâng cao. Trong báo cáo so sánh phần mềm quản lý sản xuất MRP, chúng tôi sử dụng tính năng của các module nâng cao để đảm bảo tính công bằng.
Odoo là một phần mềm quản trị doanh nghiệp được xây dựng dựa trên mã nguồn mở. Nó được xây dựng theo cấu trúc mô-đun trong đó mỗi ứng dụng tương ứng với các bộ phận khác nhau, đáp ứng quy trình vận hành khác nhau của doanh nghiệp. Các ứng dụng có thể dễ dàng cài đặt chỉ với một vài thao tác đơn giản. Người dùng có thể sử dụng phần mềm Odoo theo hình thức Cloud ERP hoặc On-Premise ERP. Thời gian gần đây, Odoo đã phát hành một phiên bản mới của quản lý sản xuất, bổ sung quản lý chất lượng, bảo trì, PLM và chức năng MRP, MES mở rộng. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ sử dụng Odoo bản On-Premise bản 10 cho mục đích so sánh phần mềm quản lý sản xuất MRP.” NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP “Các dịch vụ hỗ trợ và triển khai On-Premise được cung cấp bởi đối tác của Odoo, trong khi dịch vụ SaaS được cung cấp bởi chính Odoo. Odoo bản On-Premise sở hữu hàng ngàn module cộng đồng, có thể dễ dàng thêm hoặc tùy chỉnh các chức năng, đảm bảo mức độ linh hoạt cao. SaaS chỉ cho phép cài đặt 30 module chính thức được hỗ trợ bởi Odoo Inc.
3 triệu người dùng730 đối tác120 quốc gia1300 lập trình viên

SAP Business One

Xem Thêm : Nhật ký làm theo lời Bác THCS

SAP, sinh ra từ đống tro tàn của Xerox, là nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp lâu đời, chủ yếu cung cấp các giải pháp tích hợp cho các doanh nghiệp lớn. Vào năm 2002, SAP đã ghi nhận bước đột phá đầu tiên khi tấn công vào phân khúc thị trường SME thông qua SAP Business One (SBO). SBO là giải pháp phần mềm ERP sở hữu chi phí thấp nhất thuộc SAP, được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp triển khai phần mềm nhanh chóng và hạn chế tối đa tùy chỉnh.“GIẢI PHÁP VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP TỐT NHẤT”Business One được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu phần mềm doanh nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ CRM đến quản lý Sản xuất được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây. SBO phù hợp với sản xuất công nghiệp nhẹ vì không chứa tính năng lập kế hoạch và kiểm soát dữ liệu khi sản xuất ngoài dự kiến. Cộng đồng Business One đã phát triển các module riêng để bổ sung thêm các tính năng còn thiếu nhằm đáp ứng các quy trình sản xuất phức tạp.

Xem thêm: Đề Kiểm Tra 1 Tiết Vật Lý 7 Chương 1 Violet, Đề Kiểm Tra 45 Phút (1 Tiết)

*
*
*
*
*
*
*
*


Khả năng sử dụng, đặc biệt là trong phần mềm quản lý sản xuất MRP, là một khía cạnh thường bị bỏ qua nhưng lại là yếu tố quan trọng cần nắm được để cân nhắc trong quá trình mua hàng. Khả năng sử dụng ảnh hưởng đến hiệu quả của người dùng hệ thống, sự thuận tiện trong việc triển khai hệ thống và có thể giảm thiểu chi phí liên quan đến các lỗi người dùng gặp phải. Thêm vào đó, người dùng sử dụng hệ thống thường xuyên sẽ đánh giá cao hệ thống phần mềm quản lý sản xuất MRP cung cấp sự tiện lợi và thân thiện với người dùng. Điều này có liên quan đến việc kiểm soát hệ thống tự động, khi người lao động ở trong một môi trường ồn ào, cần di chuyển nhanh, mặc trang phục PPE hoặc trong trường hợp không sử dụng được giao diện máy tính truyền thống với bàn phím và chuột. Các cân nhắc đặc biệt về thiết kế của một của hàng hoặc một dây chuyền sản xuất phải được xem xét cho bất kỳ phần mềm nào được sử dụng ở đó.Chúng tôi đã chọn ảnh chụp màn hình của một số menu tương tự của mỗi phần mềm để minh họa các yếu tố hình ảnh và tùy chọn giao diện cho từng phần mềm trong bản so sánh này. Mặc dù rất khó để đánh giá khả năng sử dụng của phần mềm quản lý sản xuất MRP với hình ảnh tĩnh, nhưng người dùng sẽ có thể có được những hình dung nhất định để hỗ trợ lựa chọn phần mềm.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button