Tập Huấn Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Thở Xâm Nhập Vfs, Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Thở Khí Dung

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế truongxaydunghcm.edu.vn Hạ Long.

Đang xem: Hướng dẫn sử dụng máy thở

Xông khí dung là phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp. Máy thở khí dung sẽ chuyển thuốc thành dạng sương mù, giúp thuốc đọng lại trên niêm mạc đường hô hấp, thấm sâu vào phế quản cho hiệu quả nhanh và giảm tối đa phản ứng phụ do thuốc uống gây nên.

Thông thường, khí dung được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một số bệnh đường hô hấp khác. Các chế phẩm thường dùng để khí dung gồm:

Thuốc nhóm corticoidThuốc giãn phế quảnNước muối sinh lý 0,9%.

Máy thở khí dung là thiết bị chuyển thuốc dạng dung dịch hoặc huyền dịch thành hạt sương nhỏ để đi sâu vào đường hô hấp dưới và lắng đọng ở đó. Máy phù hợp với trẻ nhỏ, người già và bệnh nhân nặng không thể giữ bình xịt và hít sâu đúng kỹ thuật.

Xem Thêm : Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác (Dàn ý 6 mẫu) Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Vậy có nên dùng máy thở khí dung thường xuyên không? Không ai phủ nhận việc cải thiện bệnh lý hô hấp từ máy thở khí dung rõ rệt. Nhờ vào máy thở khí dung, nhiều trẻ đã không cần phải dùng thuốc uống, hạn chế được các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều, dùng sai cách sử dụng máy thở khí dung có thể dẫn tới khí dung quá nhiều và phụ thuộc thuốc, gây tổn hại lâu dài cho phổi (vì phần lớn thuốc khí dung là corticoid, sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm) do thuốc lắng đọng trong phổi.

Thuốc giãn phế quản là một trong các chế phẩm thường dùng để khí dung

2. Lưu ý khi sử dụng máy thở khí dung

Khi sử dụng máy thở khí dung cần lưu ý:

Không được tự ý dùng thuốc xông. Nếu dùng không đúng, không những không hết bệnh mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn và ảnh hưởng cho sức khỏe.Tuân thủ cách dùng máy thở khí dung và cách pha thuốc vì nếu pha không đúng liều lượng thì các hạt phun sương không đúng kích thước sẽ không tác dụng vào bên trong hoặc bám vào thành họng.Nếu có các phản ứng phụ như cảm thấy chóng mặt hoặc bồn chồn thì ngừng khí dung trong khoảng 5 phút. Sau khi tiếp tục khí dung thì người bệnh cần thở chậm hơn. Nếu vẫn còn cảm giác bồn chồn và chóng mặt tái diễn trong những lần điều trị tiếp theo thì bắt buộc phải thông báo cho bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh liều hoặc thay thế thuốc.Khi xông bằng máy thở khí dung phải đảm bảo vệ sinh, sử dụng dây và mặt nạ riêng. Rửa bằng dung dịch sát trùng sau mỗi lần xông và trước khi xông.Nên lưu ý các loại tinh dầu vì một số loại không được dùng cho trẻ sơ sinh hay trẻ quá nhỏ có thể gây ức chế hô hấp. Không lạm dụng bừa bãi, vì có thể làm cho nghiện, giảm khứu giác.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường dùng thuốc xông dạng corticoid để dự phòng

3. Cách sử dụng máy thở khí dung

Bước 1: Đặt máy thở khí dung lên bề mặt vững và phẳng. Lắp ráp các bộ phận và nối máy với nguồn điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Xem thêm: Pantheon Mùa 11: Bảng Ngọc, Cách Lên Đồ Và Bảng Ngọc Pantheon Mùa 11

Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ rồi dùng ống sạch lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc. Lưu ý: lượng dịch trong buồng đựng thuốc không được ít hơn 2,5 ml; trường hợp không đạt ngưỡng này thì cần bổ sung nước muối sinh lý 0,9% cho đến khi đạt được ngưỡng này.

Xem Thêm : Vợ nhặt – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Bước 3: Đậy nắp cốc thuốc. Sau đó, phần trên của cốc thuốc gắn với mặt nạ hoặc ống thở miệng. Phần dưới của cốc cùng ống dẫn khí gắn với máy nén khí. Sau khi gắn đúng quy trình các bước trên, hãy bật máy thở khí dung để kiểm tra xem sương có phun ra không.

Bước 4: Người bệnh ngồi thẳng để phổi được giãn để cho kết quả điều trị tốt. Trường hợp người bệnh dùng mặt nạ thì chỉnh dây thắt và tư thế đeo cho vừa mặt. Trẻ đủ lớn khuyến khích trẻ ngồi thẳng người, hít thở bình thường.Trẻ nhỏ bế ở tư thế ngồi thẳng rồi yêu cầu người bệnh thở sâu và chậm qua miệng để thuốc có thể lắng đọng trong đường hô hấp.

Bước 5: Dùng máy thở khí dung tối đa từ 5 – 15 phút. Trong khi khí dung, thuốc có thể bám vào thành cốc đựng thuốc, gõ hoặc lắc nhẹ cốc cho các giọt này rơi xuống. Khi không còn thấy sương phun ra nữa và máy phát ra âm thanh phù phù thì tắt máy.

Bên cạnh việc dùng máy thở khí dung, những người có tiền sử bị các bệnh về đường hô hấp cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là bộ phận hô hấp; không nên nằm máy lạnh hay uống nước đá; thường xuyên vệ sinh răng miệng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài…

Xem thêm: Hướng Dẫn Làm Video Bằng Proshow Producer (Full Hướng Dẫn)

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Mytruongxaydunghcm.edu.vn để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button