Hướng dẫn khắc phục lỗi Adobe Flash Player không được hỗ trợ

Khi sử dụng Chrome để xem video nhưng không thể do Adobe Flash Player bị chặn hoặc trình duyệt của bạn không hỗ trợ Adobe Flash Player. Vậy lỗi Adobe Flash Player không được hỗ trợ nữa này là gì? Nguyên nhân do đâu và sửa lỗi, cách khắc phục Adobe Flash Player không được hỗ trợ, bị chặn do đã lỗi thời hiệu quả.

Tại sao Adobe Flash Player bị chặn vì đã lỗi thời?

“Adobe Flash Player is Blocked” là lỗi Adobe Flash Player không hoạt động vì nhiều nguyên nhân trên trình duyệt.

Lỗi trình duyệt của bạn không hỗ trợ Adobe Flash Player này có thể xuất hiện trên tất cả các trình duyệt, tuy nhiên đặc biệt phổ biến trên Google Chrome. Khi Adobe Flash Player bị ngừng người dùng sẽ không thể nhìn thấy nội dung trang web, ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm.

Nguyên nhân Adobe Flash Player bị chặn

Một số nguyên nhân chính khiến Adobe Flash Player enable vì đã lỗi thời khi truy cập web phải kể đến như:

  • Trình duyệt Chrome không thể tải Plugin Flash Player
  • Plugin Flash Player quá cũ, lỗi thời
  • Plugin Flash Player không còn được hỗ trợ
  • Plugin Flash Player không phản hồi

Cách mở Adobe Flash Player bị chặn nhanh chóng

Để sửa lỗi khi này, bạn có thể khắc phục nhanh bằng một số cách sau:

Kiểm tra Flash Player trên Google Chrome đã kích hoạt chưa

Đôi khi lỗi Adobe Flash Player bị chặn xuất phát từ việc Flash Player trên Google Chrome chưa kích hoạt. Để kiểm tra, hãy thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Mở ứng dụng Google Chrome.
  • Bước 2: Nhấn vào biểu tượng dấu ba chấm để mở Menu trên góc phải → Chon cài đặt (Settings)
    Kiểm tra Flash Player
  • Bước 3: Chọn Quyền riêng tư và bảo mật (Privacy and Security)
    Chọn Quyền riêng tư và bảo mật
  • Bước 4: Chọn Cài đặt trang web (Site Settings).
    • Nếu phiên bản Google Chrome bạn đang dùng không có Site Settings thì hãy tìm Advanced Settings → Sau đó chọn Content Settings.
  • Bước 5: Trong cài đặt trang web → Cuộn chuột xuống phía dưới → chọn Flash
    Chọn Flash
  • Bước 6: Kiểm tra và đảm bảo Flash không ở chế độ chặn (Not Blocked) và được bật giống hình.
    Kiểm tra chế độ chặn
  • Bước 7: Ngoài ra, kiểm tra xem trong danh sách trang web chặn có trang web mà bạn đang có truy cập hay không. Nếu có hãy bỏ chặn trang web đó.

Nếu bạn sử dụng phần mềm Photoshop CS6 hết hạn hãy tham khảo cách crack photoshop cs6 vĩnh viễn tại đây.

Khởi động lại Plugin Flash để sửa lỗi Adobe Flash Player bị chặn

Một nguyên nhân Adobe Flash Player bị chặn đó là Plugin Flash đã bị hỏng. Để khởi động lại Plugin Flash, thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Vào biểu tượng 3 chấm góc phải ứng dụng Google Chrome → Chọn công cụ khác (More tools)
  • Bước 2: Chọn Task Manager (Trình quản lý tác vụ)
    Chọn Task Manager
    Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập nhanh Task Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Shift + Esc.
  • Bước 3: Tìm dòng Plugin Broker: Shockwave Flash, sau đó nhấn End Process.
    End Process
  • Bước 4: Một thông báo hiện ra → Nhấn Reload để làm mới và khởi động lại Flash Player.
  • Bước 5: Khởi động lại trình duyệt Google Chrome để kiểm tra.

Xóa bộ nhớ Cache

Một cách để khắc phục lỗi Flash Player không thể hoạt động đó là xóa bộ nhớ Cache.

  • Bước 1: Tại trình duyệt Google Chrome → Chọn Cài đặt (Settings)
  • Bước 2: Chọn quyền riêng tư và bảo mật (Privacy and Security) → Chọn Xóa dữ liệu duyệt web (Clear Browsing Data).
    Xóa dữ liệu duyệt web
  • Bước 3: Chọn Tab Cơ bản
  • Bước 4: Tích chọn Từ trước đến nay (All time) và tích cookie và các dữ liệu
    Chọn cookie
  • Bước 5: Chọn xóa dữ liệu
  • Bước 6: Khởi động lại trình duyệt để kiểm tra lỗi

Cách sửa lỗi Adobe Flash Player bị chặn bị chặn vì đã lỗi thời

Để sửa lỗi Adobe Flash Player bị chặn vì đã lỗi thời thì hãy thực hiện như sau:

  • Bước 1: Khởi động trình duyệt Google Chrome.
  • Bước 2: Gõ chrome://settings/content lên thanh địa chỉ để truy cập nhanh Content Settings
  • Bước 3: Chọn Flash
  • Bước 4: Gạt bật công tắc mục Cho phép trang web chạy Flash
    Cho phép trang web chạy Flash
  • Bước 5: Tại thanh địa chỉ Chrome → Gõ chrome://components
  • Bước 6: Kéo và tìm mục Adobe Flash Player → Chọn Kiểm tra bản cập nhật.
    Kiểm tra bản cập nhật
  • Bước 7: Khởi động lại trình duyệt và kiểm tra.

Trên đây là một số cách mở Adobe Flash Player không được hỗ trợ nữa trên Google Chrome phổ biến nhất. Cách này bạn cũng có thể áp dụng cho những trình duyệt web khác như Cốc Cốc, Firefox,…

Hi vọng với thủ thuật này, bạn có thể xử lý lỗi Adobe Flash Player bị chặn hay không được hỗ trợ thành công. Hi vọng thủ thuật máy tính này giúp bạn sửa lỗi trình duyệt của bạn không hỗ trợ adobe flash player thành công.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn/