Hướng dẫn Render bằng GPU SketchUp chi tiết nhất 2023

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu sơ lược về Render bằng GPU và CPU. Qua đó, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển cũng như những ưu – nhược điểm của từng loại.

Trong bài viết này, Hoàng Hà PC sẽ cùng bạn đi sâu hơn vào Render GPU. Hãy cùng tìm hiểu xem khi nào nên chọn Render GPU và sự khác biệt giữa Render GPU và CPU nhé!

Tốc độ luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu đối với dân thiết kế Kiến trúc hay dựng phim. Hiện nay, có 2 công nghệ được sử dụng phổ biến nhất là CPU (Central Processing Unit)GPGPU (General Purpose Graphics Processing Unit). Cả hai đều là những bộ phận không thể thiếu trong máy tính nhưng cách thức hoạt động của chúng lại hoàn toàn khác nhau.

Mặc dù GPU đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều trường hợp nhưng không phải lúc nào nó cũng là lựa chọn tốt nhất hay duy nhất. Vray đã tích hợp sẵn GPU từ phiên bản năm 2008 và cho phép người dùng lựa chọn 1 trong 2 để rendering CPU-GPU.

Bài viết này sẽ so sánh chi tiết Render GPU và CPU, đồng thời hướng dẫn bạn đọc cách khai thác hiệu quả tối đa khi Render bằng GPU.

==> Xem thêm: VGA – Card Màn Hình Rời, Card Đồ Họa giá KM lên tới 3 Triệu

So sánh Render GPU và CPU

Để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa CPU và GPU, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về độ trễ và lưu lượng.

  • Độ trễ: là thời gian cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ. Ví dụ, ta có 1 chiếc xe di chuyển từ A đến B, độ trễ lúc này là khoảng thời gian xe đi từ A đến B.
  • Lưu lượng: cho ta biết có bao nhiêu chiếc xe đi từ A đến B trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Như vậy, muốn tăng lưu lượng, chúng ta chỉ có thể giảm độ trễ bằng cách tăng tốc độ của xe hoặc tăng thêm số làn đường. Với nhiều làn đường, bạn có thể đạt được lưu lượng cao hơn, kể cả khi tốc độ thấp hơn hoặc độ trễ cao hơn.

CPU được thiết kế cho độ trễ thấp (tốc độ nhanh hơn) và được tối ưu hóa cho các tác vụ đơn lẻ.

Ngược lại, GPU được thiết kế cho các nhiệm vụ chạy song song ồ ạt như tính toán màu sắc của mỗi pixel trên màn hình. So với CPU, tốc độ của GPU có phần hạn chế hơn nhưng bù lại, nó có thể xử lý nhiều tác vụ cùng lúc.

Driver là công cụ kết nối giữa các ứng dụng, hệ điều hành và phần cứng. Driver chỉ thực sự hữu dụng khi có phần mềm chỉ dẫn nó hoạt động. Với CPU, nó phụ thuộc hoàn toàn vào hệ điều hành như OS X, Windows hay Linux. Còn GPU dựa trên driver – kết nối giữa phần cứng và hệ điều hành.

Tóm lại, với các chương trình Non-GPU sẽ chỉ bao gồm các ứng dụng và hệ điều hành, còn GPU thì ngoài 2 yếu tố trên, nó còn có thêm Driver.

Vậy khi Render, CPU và GPU có tác động như thế nào? Ưu – nhược điểm khi người dùng chuyển từ CPU sang GPU với cùng 1 khung cảnh và chất liệu là gì?

Render bằng CPU

Ưu điểm:

  • Lịch sử lâu đời: Nói chung, những thứ có “tuổi đời” lâu năm thường đã trải qua quá trình kiểm chứng kỹ lưỡng, được cải tiến và tối ưu.
  • Lựa chọn tối ưu cho các tác vụ đơn luồng
  • Sử dụng gần như toàn bộ tài nguyên của máy tính: Ví dụ CPU có thể sử dụng thêm RAM, ổ cứng để mở rộng thêm bộ nhớ, điều này làm cho nó linh hoạt hơn.
  • Ổn định

Nhược điểm:

  • Khó nâng cấp CPU: Bởi khi muốn thay hoặc thêm CPU, chúng ta phải thay luôn cả Mainboard, điều này đồng nghĩa với việc bạn phải mua một chiếc máy tính mới.
  • Chi phí đắt đỏ nếu muốn nâng cấp cấu hình
  • Không thực sự hiệu quả: CPU thường lãng phí rất nhiều tài nguyên để cho ra kết quả.

Kết luận: CPU chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được ứng dụng cho những tác vụ lớn, đòi cấu hình “khủng”. Chẳng hạn như Render farm hoặc Cloud render.

Render bằng GPU

Ưu điểm:

  • Khả năng mở rộng linh hoạt: Thông thường, 1 Mainboard sẽ có nhiều khe PCIe, vì vậy, việc lắp thêm các GPU cho 1 CPU là điều hoàn toàn khả thi.
  • Tăng tốc độ Render đáng kể: Việc tăng số lượng GPU cho phép Vray tăng tốc theo (ví dụ: 2 GPU thì tốc độ tăng gấp đôi). Do đó, bạn không cần thiết phải trang bị một chiếc CPU quá mạnh để kéo các GPU mà thay vào đó là 1 bộ nguồn (PSU) đủ tốt vì các GPU sẽ rất hao điện (khoảng 250W/GPU).
  • Tốc độ Render rất nhanh: Nếu so sánh CPU và GPU với mức giá tương đương nhau thì GPU có thể nhanh hơn từ 2 đến 15 lần.
  • Có thể tận dụng các bộ vi xử lý tích hợp sẵn trong GPU.

Nhược điểm:

  • Bộ nhớ ít: GPU là 1 máy tính mini, có bộ nhớ riêng nên thường bị hạn chế (GDDR3, GDDR5 hoặc HBM).
  • Bị nghẽn giao tiếp: Vì GPU muốn giao tiếp phải thông qua CPU nên nó không có quyền truy cập trực tiếp, dẫn đến độ trễ thông tin sẽ cao hơn và làm giảm hiệu suất.
  • Phụ thuộc nhiều vào driver: Bởi drive thường xuyên được cập nhật và thay đổi.

==> Xem thêm: CPU Máy Tính, Bộ Vi Xử Lý Intel Core i3, i5, i9, AMD Ryzen Chính Hãng, Giá Cực Rẻ

Chọn GPU phù hợp cho Render

Khi nhắc đến Render bằng GPU sẽ xuất hiện rất nhiều câu hỏi như:

  • Nên mua Card màn hình nào?
  • Nên mua Card Pro hay Card Game?
  • Bộ nhớ Card cần bao nhiêu?
  • CUDA hay Open CL?

Một Artist chuyên nghiệp có thể sử dụng 1 trong 2 dòng Card (Pro hoặc Game) cho công việc của họ. Phổ biến nhất hiện nay là dòng chuyên nghiệp NVIDIA (Quadro)AMD (Firepro), dòng phổ thông NVIDIA (Geforce)AMD (Radeon).

Render với Vray hay các phần mềm đồ họa khác không nhất thiết phải sử dụng những Card chuyên nghiệp đắt tiền. Tùy vào từng loại Card, dòng phổ thông thậm chí có thể vượt trội hơn dòng chuyên nghiệp mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.

Các nhà sản xuất GPU thường sử dụng các APIs khác nhau cho card của họ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào NVIDIA (CUDA)AMD (Open CL) vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng Vray.

Nhìn vào hình ảnh dưới đây, chúng ta có thể thấy CUDA độc quyền hơn, nó chỉ chạy với GPU NVIDIA còn OpenCL thì tương thích với nhiều dòng hơn. Do đó, nếu bạn sử dụng CPU chip Intel (i3, i5, i7) thì nên chọn OpenCL.

So sánh CUDA và OpenCL

Thông thường, nếu muốn Render GPU, bạn nên chọn dòng phổ thông là GTX bởi nó có nhiều nhân Cuda Core giúp xử lý nhanh hơn. Xét về tốc độ và giá thành, GTX vẫn là lựa chọn lý tưởng nhất. Bạn nên ưu tiên chọn VGA có nhiều CUDA và băng thông rộng.

Một số dòng Card đồ họa được đánh giá cao về hiệu năng/ giá thành:

  • GTX 1070: 1920 Cuda Cores, 8GB VRAM
  • GTX 1080: 2560 Cuda Cores, 8GB VRAM
  • GTX 1080 Ti: 3584 Cuda Cores, 11GB VRAM

Ở phân khúc cao cấp hơn, hiệu năng mạnh mẽ nhất phải kể đến NVIDIA Quadro P6000, đi kèm dung lượng RAM lên tới 24 GB. Card đồ họa này sở hữu hiệu suất cực “khủng”, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu Render.

Hướng dẫn sử dụng Vray RT trong 3ds Max

  • Bước 1: Mở bảng Setting Render (F10)
  • Bước 2: Ở phần trên cùng (Max 2017) Target, chọn Activeshade mode
  • Bước 3: Renderer chọn Vray RT
  • Bước 4: Engine type, chọn CUDA hoặc OpenCL tùy vào GPU của bạn.
  • Bước 5: Khi mở cửa sổ Activeshade, Vray sẽ bắt đầu tính toán.

Hướng dẫn sử dụng GPU để Render Production trong 3ds Max

  • Bước 1: Trong bảng Setting Render -> Target -> Production rendering mode
  • Bước 2: Renderer chọn Vray RT

Cấu hình máy tính Render bằng GPU

Dưới đây là gợi ý cấu hình máy tính Render bằng GPU, mời bạn đọc tham khảo:

Cấu hình 1:

  • Mainboard: ASUS PRIME B365M-A
  • CPU: Intel Core i5-9400F
  • RAM: 16GB (8GBx2) DDR4 2666MHz
  • VGA: ASUS DUAL-RTX2060-O6G-EVO
  • Ổ cứng: 500GB SSD M.2 NVMe
  • Nguồn: 550W

Cấu hình 2:

  • Mainboard: ASUS PRIME B365M-A
  • CPU: Intel Core i7-9700F
  • RAM: 16GB (8GBx2) DDR4 2666MHz
  • VGA: Gigabyte RTX 2070 Super 8GB
  • Ổ cứng: 500GB SSD M.2 NVMe
  • Nguồn: 650W

Cấu hình 3:

  • Mainboard: ASUS TUF X570-PLUS
  • CPU: AMD Ryzen 5 3600
  • RAM: 16GB (8GBx2) DDR4 3200MHz
  • VGA: Gigabyte RTX 2060 Super 8GB
  • Ổ cứng: 500GB SSD M.2 NVMe
  • Nguồn: 650W

Cấu hình 4:

  • Mainboard: ASUS ROG Strix B450-F Gaming
  • CPU: AMD Ryzen 7 3700X
  • RAM: 16GB (8GBx2) DDR4 3200MHz
  • VGA: Gigabyte AORUS RTX 2070 Super 8GB
  • Ổ cứng: 500GB SSD M.2 NVMe
  • Nguồn: 650W

==> Xem thêm: Dịch vụ lắp ráp máy tính Workstation đồ họa Render – Gaming – livestream – dựng phim

Kết luận

Tốc độ Render của GPU rõ ràng vượt trội hơn hẳn so với CPU, mang đến kết quả nhanh chóng, giúp người dùng xử lý công việc hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, CPU sẽ chiếm ưu thế hơn. Bằng chứng là hiện tại, nhiều người dùng vẫn cho rằng Render CPU sẽ giúp hạn chế tình trạng noise ảnh.

Tin rằng, trong một tương lai không xa, GPU sẽ ngày càng được cải thiện và phát triển hơn nữa, mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất!

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn/