Giải phẫu xương cột sống thắt lưng, cách xác định các mốc giải phẫu cột sống cổ

17 Tháng Ba, 2020
Chủ đề Cột sống
Không có phản hồi
4964

4.7 / 5 ( 21 bình chọn )

Cột sống hay được gọi là xương sống, được hình thành từ các xương cá nhân, tạo thành ống sống có khoang bao quanh và bảo vệ tủy sống. Để hiểu rõ hơn về cột sống, chúng ta cùng tìm hiểu về cách xác định mốc giải phẫu cột sống và giải phẫu cột sống thắt lưng, cột sống cổ.

Nội dung chính:

  • 1 Cách xác định các mốc giải phẫu cột sống
    • 1.1 Hình mô phỏng cột sống
    • 1.2 Hình ảnh giải phẫu một đốt sống
    • 1.3 Cách xác định các mốc giải phẫu cột sống:
  • 2 Giải phẫu cột sống thắt lưng
  • 3 Giải phẫu cột sống cổ

Cách xác định các mốc giải phẫu cột sống

Cột sống bao gồm các đốt sống, đĩa đệm và hệ thống dây chằng. Cột sống có nhiệm vụ rất quan trọng như nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể vận động và bảo vệ tủy sống.

Vị trí cột sống nằm ở trung tâm bộ xương, dọc từ sống lưng xuống, phần trên cột sống nối với hộp sọ còn phần dưới cùng nối với xương háng, các phần thân được nối với xương vai, xương sườn.

Hình mô phỏng cột sống

giải phẫu cột sống

  1. Đằng trước
  2. Đằng sau
  3. Phía bên
  4. Xương cùng
  5. Xương cụt

Cấu tạo đốt sống thường gồm từ 33 đến 35 đốt sống, được chia thành các phần như sau:

  • 24 đốt sống trên rời nhau, có các đĩa đệm giữa các đốt sống, được chia thành ba phần:
    • Đốt sống cổ (từ C1 đến C7): gồm 7 đốt, định vị tại vùng cổ, riêng đốt C1 và C2 không có đĩa đệm.
    • Đốt sống lưng (từ T1 đến T12): gồm 12 đốt, định vị tại vùng lưng cao hoặc ngực, liên kết với xương lồng ngực
    • Đốt sống thắt lưng (từ L1 đến L5): gồm 5 đốt, định vị tại vùng thắt lưng hay gọi là lưng thấp
  • Xương cùng (đốt sống hông – từ S1 đến S5): gồm 5 đốt dính nhau, định vị tại vùng chậu
  • Xương cụt: gồm 4-6 đốt cuối cùng dính nhau

Hình ảnh giải phẫu một đốt sống

giải phẫu đốt sống

  • Thân đốt sống: khối xương có hình trụ nằm ở phía trước, mặt trên và dưới hai mặt tiếp xúc với đĩa gian của đốt sống.
  • Chân cung: nằm sau thân đốt sống gồm hai mảnh cung đốt sống ở sau và hai cuống cung đốt sống nối hai mảnh với thân đốt sống.
  • Các mỏm: mỏm gai, mỏm ngang và mỏm khớp.
  • Lỗ đốt sống: được cấu tạo bởi thân và cung đốt sống, nhiều lỗ đốt hợp lại tạo thành ống sống chứa tủy.

Các mốc giải phẫu cột sống bao gồm: Đốt cổ (C4, C7); đốt sống lưng (T1, T3, T7, T12); đốt sống thắt lưng (L4,L5) và đốt sống hông.

Cách xác định các mốc giải phẫu cột sống:

Khi chúng ta ngửa cổ ra sau, phần sâu nhất chính là C4. Vị trí của C7 (mỏm gai dài nhất sờ thấy rõ) và D1 sát nhau, khi cúi cổ xuống hoặc quay đầu C7 cử động được còn T1 không cử động được. Đốt T3 gióng từ xương mỏm vai đến sát cột sống, nằm trên đường thẳng nối hai bờ trong, phía trên của hai xương bả vai hẹp từ T1 trở xuống cột sống có xu thế cong về phía sau. T7 ở vị trí ngang đường nối hai góc dưới xương bả vai, ở gần giữa của đốt sống lưng.

Xem Thêm : Cách Bật/Mở Wifi Cho Laptop Kết Nối Mạng Internet Hiệu Quả 100%

Đối với thắt lưng L4 và L5; L5 nằm trên một đường thẳng được nối bởi hai bờ trên của xương hông. Khi đứng thẳng, đối với nữ giới sẽ thấy hai đốt này đều và thẳng nhưng nam giới sẽ thấy hai đốt sống này lõm một chút về phía trước.

Đốt sống hông từ S1 đến S5 có xu hướng đưa về phía sau, S5 là điểm cao nhất của đốt sống hông.

Giải phẫu cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng được coi là phần cấu trúc trung tâm của cơ thể, có vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể.

giải phẫu cột sống lưng

Cấu tạo của cột sống thắt lưng (L1 đến L5) bao gồm:

Bên ngoài:

  • Thân đốt sống tương đối lớn và rộng (xem theo bề ngang), hai đốt sống L1 và L2 cao hơn L4 và L5
  • Cung cuối ngắn với đường kính lớn, khuyết sống trên nông hơn dưới
  • Phần mỏm của đốt sống hẹp, mỏng, dài, tăng dần từ đốt L1 đến L3, mỏm ngang dính vào cung của đốt sống, có mỏm phụ
  • Mỏm gai hướng ngang ra phía sau, mỏm khớp trên thì dẹt theo chiều ngang trong khi mỏm khớp dưới lồi thành hình trụ.

Bên trong:

  • Khớp đốt sống: gồm có phần sụn, hoạt dịch, bao hoạt dịch và bao khớp. Khớp chuyển động theo hướng dọc thân và chiều trước sau.
  • Đĩa đệm gian đốt: gồm mâm sụn, vòng sợi và nhân nhầy.
  • Mâm sụn gắn chặt với đoạn cuối của đốt sống.
  • Vòng sợi được cấu tạo bởi các sợi sụn, đàn hồi, liên kết theo dạng xoắn ốc, có lớp ngăn cách mỏng ở giữa.
  • Nhân nhầy được cấu tạo bởi một màng liên kết với nhau, nhiều khoang lưới chứa các tế bào nhầy, ôm khít nhau.
  • Đĩa đệm thắt lưng: dày 9mm, tùy thuộc vào độ cong của cột sống mà có sự chênh lệch về chiều dày của đĩa đệm trước, sau.
  • Lỗ ghép thắt lưng: nơi có các dây thần kinh đi qua, cấu tạo bởi khuyết dưới và trên của đốt sống.
  • Các dây chằng thắt lưng: dây chằng dọc trước, dọc sau, dây chằng vành, dây chằng liên gai và trên gai. Các dây này bám chặt nhau, không để nhân nhầy thoát ra.
  • Ống sống thắt lưng: có nhiều màng cứng, bao màng cứng, rễ thần kinh. Các ống được giới hạn bởi các đĩa đệm và thôn đốt sống phía trước, còn phía sau là do các cung đốt sống cùng dây chằng vàng giới hạn.
  • Rễ và dây thần kinh tuỷ sống: gồm rễ vận động và rễ cảm giác liên kết thành dây thần kinh, chui từ lỗ ghép ra ngoài.
  • Đoạn vận động đốt sống: gồm khớp đốt sống, khoang gian đốt, nửa phần thân đốt sống trên và dưới, dây chằng vàng, dây chằng dọc trước sau cùng các phần mềm khác.

Giải phẫu cột sống cổ

Cấu tạo của cột sống cổ gồm 7 đốt từ C1 đến C7, có hình dạng đường cong hướng ra đằng trước.

giải phẫu đốt sống cổ

  • Các đốt sống cổ có hình dạng thân dẹp, bề ngang phía trước dày hơn bề ngang phía sau, đỉnh của mỏm gai tách thành hai củ, mỏm gai ngang dính vào thân, vào cuống, có một lỗ ngang để mạch đốt sống chui qua, mạch trên của mỏm ngang có rãnh thần kinh gai sống.
  • Có điểm cấu tạo cần lưu ý là giữa đốt C1 với xương chẩm không có đĩa đệm, và cũng không có đối với C2, hay được gọi là không có lỗ tiếp hợp.
  • Từ đốt C2, các đốt liên kết với nhau bởi:
  • Khớp đĩa đệm gian đốt: luôn phải chịu áp lực tải trọng lớn
  • Khớp sống (khớp mấu lồi đốt sống, khớp nhỏ): tạo nên bởi các mấu sống trên và dưới của hai thân đốt kề nhau, đây là khớp thực thụ, có bao hoạt dịch, có chất bôi trơn bên trong.
  • Khớp bán nguyệt (khớp mấu móc cột sống, khớp vô danh, khớp gian đốt sống, khớp bên trong thân đốt sống, khớp Luschka), đặc biệt khớp này chỉ xuất hiện ở cột sống cổ.

Cấu tạo khớp này có hai mấu bán nguyệt ở góc trên ngoài, với hai góc dưới ngoài của thân đốt trên để tạo nên hai khớp bán nguyệt ở mỗi khe gian đốt. Khớp liên quan đến cử động quay ở vùng cổ, không có tổ chức sụn ở diện khớp, không có dịch khớp nên nó là khớp giả nên rất yếu và rất dễ bị tổn thương và bị thoái hóa cột sống. Dễ nhận biết qua phim chụp X-quang với hình gai hoa hồng.

Xem Thêm : Cách xua đuổi ma quỷ, trừ tà khí trong nhà hiệu quả không nên bỏ qua

Lỗ tiếp hợp (lỗ ghép): Khớp mấu lồi đốt sống được cấu tạo bởi diện khớp mấu lồi đốt sống trên và dưới, được bao bọc bởi bao khớp phía ngoài. Dây thần kinh hỗn hợp ở vị trí này chạy dọc theo lỗ tiếp hợp và tách ra thành 2 phần được gọi là cảm giác và vận động. Phần vận động (rễ trước) tiếp xúc với khớp Luschka, rễ sau nằm ở phía bên trong mỏm khớp và bao khớp. Bình thường, dễ thần kinh chỉ chiếm khoảng 1/4-1/5 lỗ tiếp hợp.

Xem thêm: Bị thoái hóa cột sống có châm cứu được không?

Bài tìm hiểu giải phẫu cột sống trên là tổng hợp các thông tin giải phẫu cột sống của cột sống thắt lưng và cột sống cổ, hai vị trí có nhiều triệu chứng đau nhất ở người bệnh. Dựa vào các thông tin cơ bản trên, chúng ta có thể xác định được các mốc giải phẫu cột sống cũng như hiểu hơn về cấu tạo của các đốt cổ, đốt thắt lưng.

bác sỹ phạm thị hậuBác sỹ Phạm Thị Hậu

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.

Bài viết liên quan

vôi hóa cột sống có chữa khỏi được không
Vôi hóa cột sống là gì? Có chữa khỏi được không?

25 Tháng Mười, 2021

bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống thắt lưng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

28 Tháng Mười Hai, 2020

Cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là gì? Các dạng, hậu quả và chi phí chữa trị?

21 Tháng Mười Một, 2020

Xương chậu nằm ở đâu
Xương chậu nằm ở đâu? Giải phẫu xương chậu

18 Tháng Mười Một, 2020

Xương đòn
Gãy xương đòn bao lâu lành, kiêng ăn gì?

16 Tháng Mười Một, 2020

Khám cột sống
Khám cột sống ở đâu tốt tại Hà Nội và TPHCM?

12 Tháng Mười Một, 2020

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button