Đơn vị công tác là gì?

Mục lục bài viết

Đơn vị công tác là cụm từ được sử dụng rất phổ biến tỏng cả văn nói và văn viết của người dân. Đặc biệt là đối với những người làm việc tại các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập.

Vậy Đơn vị công tác là gì? Các quy định về việc chuyển đơn vị công tác diễn ra như thế nào? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.

Đơn vị công tác là gì?

Đơn vị công tác là cụm từ được sử dụng để chỉ cơ quan, đơn vị nơi chúng ta làm việc, về bản chất thì nó đồng nghĩa với các cụm từ đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp…và được sử dụng ngày càng phổ biến trong môi trường công sở.

Hiểu một cách đơn gian thì đơn vị công tác hay còn được hiểu là nơi công tác, là địa điểm làm việc, không gian mà người lao động phải có mặt để thực hiện nhiệm vụ công việc hàng ngày của mình theo sự thỏa thuận của các bên hay theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

Mỗi đơn vị công tác khác nhau đều sẽ bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành nên tổ chức bao gồm từ nguồn nhân lực cho đến vật lực. Trong đó nguồn nhân lực sẽ gồm các cấp quản lý và nhân viên, mỗi đơn vị công tác của người lao động có thể được tổ chức theo quy mô nhân lực lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào tình hình phát triển của đơn vị đó.

Nguồn vật lực sẽ bao gồm toàn bộ những vật dụng, máy móc, thiết bị, đồ dùng văn phòng phẩm, bàn ghế, dụng cụ lao động, công cụ làm việc như máy tính, máy in, các file quản lý công việc, các chương trình phần mềm phục vụ công việc,…được đặt trong phạm vi của nơi làm việc.

Là một nhân viên hay cũng chính là người lao động trực thuộc đơn vị công tác, người lao động có trách nhiệm và nghĩa vụ sử dụng và bảo quản toàn bộ vật dụng, đồ dùng được xác định là tài sản chung tại nơi làm việc, giữ gìn nếp văn hóa chung theo quy định của tổ chức và đồng thời ra sức làm việc tích cực có hiệu quả để góp phần xây dựng đơn vị ngày một phát triển hơn nữa.

Cụm từ đơn vị công tác thường được xuất hiện nhiều ở các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, chịu sự quản lý của bộ máy Nhà nước.

Điều kiện chuyển đơn vị công tác của viên chức

Tại Thông tư số 03/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ đã chỉ ra các điều kiện để viên chức được chuyển đơn vị công tác là:

– Viên chức khi chuyển đến đơn vị công tác khác thì phải tiến hành chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp đang làm việc và đã được giải quyết toàn bộ các chế độ của người lao động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành;

Xem Thêm : Mách bạn cách chơi Solitaire đơn giản khi là người mới chơi

– Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị mới thì sẽ không thực hiện việc tuyển dụng mới và không tiến hành giải quyết các chế độ thôi việc.

Tại điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008 có chỉ ra các điều trường hợp điều động cán bộ, viên chức là:

– Có nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể, phù hợp với tình hình hiện tại của công việc

– Khi có yêu cầu chuyển nơi công tác thì phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Điều kiện để tiến hành luân chuyển cán bộ:

– Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có kế hoạch luân chuyển cán bộ viên chức. đã trình lên cấp trên và được phê duyệt thì cán bộ viên chức đó phải thực hiện theo quy định

– Việc luân chuyển cán bộ viên chức giữa các ngành, giữa trung ương và địa phương nhằm đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ

– Thực hiện khi có sự phê duyệt của cấp trên và đối tượng cán bộ viên chức được luân chuyển là người giữ chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch vào các chức vụ cao hơn

Ngoài việc luân chuyển điều động thì việc chuyển công tác còn do nhu cầu, ý chí tự nguyện của từng cán bộ, công chức, viên chức.

Trình tự chuyển đơn vị công tác

Bước 1: Viên chức chuẩn bị hồ sơ

Trong hồ sơ phải gồm những loại giấy tờ sau đây:

– Đơn xin chuyển đơn vị công tác có chữ ký xác nhận và đóng dâu của cơ quan chủ quản;

– Văn bản đồng ý tiếp nhận viên chức của đơn vị mới chuyển đến;

Xem Thêm : Đôn chề là gì? Anh chàng đôn chề và cô nàng Gu chì

– Sơ yếu lý lịch cá nhân của viên chức hợp lệ theo đúng theo định, có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng cơ quan hiện tại;

– Các văn bằng, chứng chỉ, nếu là bản sản thì phải công chứng, chứng thực hợp lệ;

– Bản sao công chứng, chứng thực quyết định mức lương ở thời điểm hiện tại;

– Bản sao quyết định bổ nhiệm vị trí công tác hiện tại;

– Bản sao chứng thực các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên thì cán bộ, viên chức trực tiếp nộp hồ sơ tại phòng tổ chức cán bộ hoặc tại sở nội vụ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mình đang công tác.

Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận nội dung trong hồ sơ.

Nếu trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định gửi đến cơ quan có liên quan theo quy định của luật.

Bước 3: Nhận quyết định chuyển đơn vị công tác

Cán bộ, viên chức sẽ nhận quyết định chuyển công tác tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết và nhận giấy thôi trả lương tại phòng tài vụ để nộp về cơ quan mới.

Phía bên phòng tổ chức cán bộ thuộc Sở Nội vụ sẽ có nghĩa vụ báo giảm lao động cho phía cơ quan bảo hiểm xã hội trước ngày cán bộ, viên chức đó nghỉ việc là 5 ngày để hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc chốt sổ bảo hiểm, trả sổ bảo hiểm cho cán bộ, viên chức đó.

Sau khi hoàn tất các thủ tục nêu trên thì cán bộ, viên chức sẽ nhận được thông báo về việc nhận lại giấy tờ có liên quan để tiến hành nộp về cơ quan mới.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Đơn vị công tác là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Quý khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button