Câu hỏi bài Đây thôn Vĩ Dạ chọn lọc


Câu hỏi bài Đây thôn Vĩ Dạ chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Đây thôn Vĩ Dạ này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi bài Đây thôn Vĩ Dạ chọn lọc - Ngữ văn lớp 11

Câu hỏi: Nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong khổ thơ đầu “Đây thôn Vĩ Dạ”.

Xem Thêm : Hướng Dẫn Cài Đặt Kbview Lite Trên Máy Tính Pc Windows Phiên Bản Mới Nhất

Trả lời:

Câu thơ mở đầu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” là câu hỏi mà thực ra là lời trách móc nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ.

Hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” ở thôn Vĩ mang một vẻ đẹp lấp lánh, tinh khiết. Được nhìn nắng mới, trên những lá cau non là khoảnh khắc khó quên.

Cảnh vườn “mướt”, “xanh như ngọc” cũng là một nét độc đáo của những khu biệt thự nhà vườn thôn Vĩ. Từ “mướt” gợi sự tươi non, sạch sẽ, láng bóng của từng chiếc lá dưới ánh mặt trời. Trong khi đó, hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” gợi hình dung vé những tán cây xanh mướt, mượt mà được ánh nắng mặt trời rực rỡ buổi sớm mai chiếu xuyên qua ánh lên màu xanh trong suốt như màu ngọc.

Trong ba câu thơ đầu, con người chưa xuất hiện. Đến câu thơ thứ tư, sự xuất hiện ấy cũng không trọn vẹn. Nó ngượng ngùng, e ấp: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Khuôn mặt chữ điền phúc hậu càng có ấn tượng trong sự kín đáo, duyên dáng.

Câu hỏi: Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ 2 “Đây thôn Vĩ Dạ” gợi cảm xúc gì?

Xem Thêm : Hướng Dẫn Cài Đặt Kbview Lite Trên Máy Tính Pc Windows Phiên Bản Mới Nhất

Trả lời:

Hình ảnh gió và mây trong tự nhiên thường đi liền với nhau, tuy nhiên ở đây lại có cảm giác chia lìa mỗi thứ một hướng.

Dòng nước đìu hiu, êm đềm lặng lẽ trôi chứ không ồn ào sông nước.

Hình ảnh thuyền và trăng tạo sự lung linh, huyền ảo cho bức tranh thiên nhiên êm đềm trong hai câu thơ đầu.

Câu hỏi tu từ cuối bài như thể hiện nỗi mong ngóng, hi vọng ai đó sẽ về cùng đó thể hiện nỗi đau khổ tuyện vọng của nhân vật.

Câu hỏi: Ở khổ thơ thứ ba “Đây thôn Vĩ Dạ” , nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào?

Xem Thêm : Hướng Dẫn Cài Đặt Kbview Lite Trên Máy Tính Pc Windows Phiên Bản Mới Nhất

Trả lời:

Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm tư, tình cảm với người xứ Huế.

Trước hết, điệp ngữ khách đường xa, câu thơ mở đầu khổ thơ nhấn mạnh thêm nỗi xót xa, những lời tâm sự với chính mình.

+ Trước lời mời của cô gái thôn Vĩ, có lẽ nhà thơ chỉ là người khách quá xa xôi, hơn thế.

+ Thiết tha hướng về thôn Vĩ cảm thấy xa vời, khó tiếp cận.

+ Điệp ngữ “khách đường xa” đó là khoảng cách trong tâm tưởng nhà thơ, khoảng cách của hai thế giới.

Hình ảnh khó nắm bắt, mờ ảo của cả con người và cảnh vật thể hiện qua từ: xa, trắng quá, sương khó, mờ, ảnh… tăng cảm giác khó nắm bắt.

Câu hỏi: Chút hoài nghi trong câu thơ của bài “Đây thôn Vĩ Dạ”: “Ai biết tình ai có đậm đà?” có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời không? Vì sao?

Xem Thêm : Hướng Dẫn Cài Đặt Kbview Lite Trên Máy Tính Pc Windows Phiên Bản Mới Nhất

Trả lời:

Ta lại bắt gặp cuối đoạn thơ một câu hỏi tu từ nữa “Ai biết tình ai có đậm đà?” thể hiện sự hoài nghi của tác giả: nếu như tác giả một lòng hướng về xứ Huế thì không biết con người nơi đây có nhớ đến mình hay không? Dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng chỉ làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.

Câu hỏi: Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ?

Xem Thêm : Hướng Dẫn Cài Đặt Kbview Lite Trên Máy Tính Pc Windows Phiên Bản Mới Nhất

Trả lời:

Tứ thơ là ý chính, ý lớn bao quát bài thơ, là điểm tựa cho sự vận động của cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng toàn bài thơ. Ở bài thơ này, tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó khơi gợi liên tưởng thực – ảo và mở ra bao nhiêu nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu.

Bút pháp của nhà thơ sử dụng trong bài thơ này kếp hợp hài hoà điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tính chất tượng trưng. Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn. Nét chân thực của cảm xúc làm đậm thêm chất trữ tình.

Câu hỏi: Những câu hỏi trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” hướng tới ai và có tác dụng gì trong việc biểu hiện tâm trạng của tác giả?

Xem Thêm : Hướng Dẫn Cài Đặt Kbview Lite Trên Máy Tính Pc Windows Phiên Bản Mới Nhất

Trả lời:

Những câu hỏi trong bài thơ không hướng tới một đối tượng cụ thể nào. Những câu hỏi này có tác dụng bày tỏ thái độ, nỗi niềm, cảm xúc của tác giả.

Xem Thêm : Giải đáp: Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì?

Trong câu hỏi đầu tiên ‘‘Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” như một lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái.

Trong câu hỏi thứ hai “Có chở trăng về kịp tối nay?” là một câu hỏi tu từ thể hiện niềm hi vọng, tình yêu thương thầm kín của tác giả.

Trong câu hỏi cuối bài “Ai biết tình ai có đậm đà?” câu hỏi này làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.

Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” gợi cho anh (chị) cảm nghĩ gì?

Xem Thêm : Hướng Dẫn Cài Đặt Kbview Lite Trên Máy Tính Pc Windows Phiên Bản Mới Nhất

Trả lời:

Bài thơ được sáng tác sau khi nhà thơ bị mắc bệnh phong hai năm và đang điều trị tại trại phong Quy Hòa. Theo như một số tài liệu nhà thơ lấy cảm hứng từ chuyện tình của nhà thơ và người trong mộng. Hàn Mặc Tử trước khi bị bệnh có quen một cô gái tên là Hoàng Thị Kim Cúc, cả hai người đều có tình ý với nhau nhưng vốn là một con người nhút nhát nên Hàn Mặc Tử không nói ra. Đến khi Hàn Mặc Tử bị bệnh thì cô gái tên Hoàng Cúc ngày nào giờ đã lấy chồng nhưng biết tin nhà thơ bị bệnh cô đã gửi một tấm bưu thiếp cho ông.

Nội dung chính của bài thơ là tiếng lòng của một con người yêu tha thiết đời, yêu tha thiết người. Cùng với đó khi nhà thơ bị bệnh là khi đau khổ tuyệt vọng nhất, buồn bã nhất.

Điều đó khiến ta thêm thương xót và cảm thông với số phận của tác giả, thêm cảm phục một con người đầy tài năng và nghị lực, con người đã dũng cảm vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã để sáng tác ra những vần thơ tài hoa về tình đời, tình người.

Câu hỏi: “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ nói về tình yêu hay tình quê?

Xem Thêm : Hướng Dẫn Cài Đặt Kbview Lite Trên Máy Tính Pc Windows Phiên Bản Mới Nhất

Trả lời:

Bài thơ này là bài thơ về tình yêu thể hiện tình yêu của tác giả và Hoàng Thị Kim Cúc, tình yêu nhẹ nhàng thầm kín của hai người.

Tuy nhiên qua tình yêu cá nhân cũng có thể thấy hiện lên tình yêu quê hương đất nước.

Câu hỏi: Vì sao bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc?

Xem Thêm : Hướng Dẫn Cài Đặt Kbview Lite Trên Máy Tính Pc Windows Phiên Bản Mới Nhất

Trả lời:

Bài thơ này làm hiện lên những vẻ đẹp về cảnh và người xứ Huế qua đó cho thấy được tình yêu thiết tha, đằm thắm của tác giả đối với quê hương đất nước.

Ẩn trong lớp câu ngữ, bài thơ còn thể hiện tình cảm của Hàn Mặc Tử hướng về người thôn Vĩ: nhớ mong, khắc khoải, hoài nghi, vô vọng.

Nhờ những tình cảm hết sức chân thực, cùng với những hình ảnh giàu sức lay động, bài thơ đã đi vào lòng thế hệ nhiều bạn đọc.

Câu hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật của “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

Xem Thêm : Hướng Dẫn Cài Đặt Kbview Lite Trên Máy Tính Pc Windows Phiên Bản Mới Nhất

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.

Giá trị nghệ thuật:

Hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức liên tưởng.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button