Các tiểu sử giản tư trung

Shop tiểu sử giản tư trung Đơn vị

Tiểu sử

Ông Giản Tư Trung sinh năm 1974 tại Nghệ An, học cấp III tại Nha Trang, học ĐH Kinh tế và ĐH Luật tại TP.Hồ Chí Minh.

Ông Trung hiện là Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED), và Phó Chủ tịch Quỹ Phan Châu Trinh.

Bạn đang xem: tiểu sử giản tư trung

Ông cũng là người sáng lập Sáng kiến OpenEdu, một “trường học khai phóng” phi lợi nhuận, nhằm cổ vũ và tiếp sức cho hành trình “Tự lực Khai phóng” của mỗi người để trở thành con người tự do; Đồng sáng lập và Trưởng Ban Tổ Chức “Giải sách hay” thường niên (giải thưởng “dân lập” đầu tiên về sách có quy mô do độc giả và học giả bình chọn, được triển khai kể từ năm 2007); Đồng sáng lập và Chủ nhiệm Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL (chương trình học bổng toàn phần về “giáo dục khai phóng và phát triển lãnh đạo” tiên phong tại Việt Nam dành cho người trẻ, được triển khai kể từ năm 2007).

Hiện Ông cũng là Ủy viên Hội đồng Điều hành của Hội Giáo dục So sánh Châu Á (CESA), Nhà nghiên cứu hợp tác của Đại học Giáo dục Hong Kong (EdUHK) và là Thành viên Hội Nghiên cứu Giáo dục Quốc gia Hoa Kỳ (AERA).

Xem Thêm : object relational mapping là gì

Song song với các vai trò quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, diễn thuyết, viết báo, Ông còn là người khởi xướng việc xây dựng 3 tủ sách: “Tủ sách Doanh trí” (dành cho doanh giới), “Tủ sách Giáo dục” (dành cho giáo giới), và “Tủ sách Khai phóng” (dành cho đại chúng); chủ trì việc biên soạn bộ sách “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” (15 cuốn, NXB Trẻ, 2007); và gần đây nhất là tác giả của cuốn sách “ĐÚNG VIỆC – Một góc nhìn về câu chuyện khai minh” (NXB Tri Thức, 2015). Sau 2 năm ra mắt, cuốn sách “Đúng Việc” đã được độc giả đón nhận với số lượng phát hành hơn 100 ngàn bản in.

Có thể bạn quan tâm: Những Tấm Nhựa Polyethylene Khối Lượng Phân Tử Siêu Cao

Sự nghiệp

Ông Giản Tư Trung khởi sự kinh doanh bằng thành lập Cơ sở Nhựa Chợ Lớn, từng làm việc cho 3 trong số 4 tập đoàn tư vấn lớn nhất thế giới là KPMG, PwC và DTT. Rời các tập đoàn lớn, ông Trung làm việc tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại Hà Nội, rồi đứng đầu một công ty kiểm toán.

Sau nhiều năm học tập và tích lũy kinh nghiệm ở trong và ngoài nước, ông đã cùng một số cộng sự khai lập ra Tổ hợp Giáo dục PACE và ông Trung giữ nhiệm vụ Chủ tịch, Giám đốc tổ hợp. PACE hiện có 5 đơn vị thành viên, trong đó thành viên đầu tiên là Trường Doanh Nhân & Giám Đốc PACE với “sứ mạng” là “Góp phần nâng cao doanh trí Việt Nam bằng tri thức thế giới và giá trị thực học”.

PACE đã được UBND TP.HCM chọn là một trong 2 đơn vị đảm nhiệm chương trình đào tạo 1.000 doanh nhân cho TP.HCM. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 2 vạn người tham gia vào các chương trình đào tạo và tái đào tạo doanh nhân trên địa bàn cả nước.

Xem Thêm : Tràng Thạch là gì? Nguyên liệu vàng trong làng gạch men gốm sứ

Ông Giản Tư Trung là người thầy trực tiếp “đứng lớp” những khóa học đặc biệt . Một buổi giảng của “thầy” Trung bao giờ cũng rất hấp dẫn, sôi nổi và hiệu quả. Chẳng hạn, với khóa học “Quản trị cuộc đời”, người thiết kế khóa học đã lấy câu chuyện Alice ở xứ sở thần tiên nổi tiếng như một cách tiếp cận gần gũi để học viên bắt đầu suy ngẫm về cuộc đời mình.

Tham khảo: Những fucking wow shit là gì

Không chỉ dành mối quan tâm đặc biệt cho sự học của doanh giới và giáo giới, Giản Tư Trung cũng là một người dành rất nhiều tâm huyết cho thế hệ trẻ.

Thành tựu

Vì những đóng góp của Ông cho lĩnh vực giáo dục, ngày 12/3/2013, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã vinh danh Ông là “Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu” trong vai trò là một “Nhà hoạt động giáo dục”.

Phát ngôn lãnh đạo

“Thương hiệu tồn tại mười năm hay một trăm năm không phải là điều tối quan trọng. Điều tối quan trọng là làm ăn đàng hoàng, kinh doanh tử tế. Chất lượng cao hay thấp cũng không hẳn vấn đề, vấn đề là sản phẩm đáng tin.”

“Một doanh nghiệp thực sự tầm vóc thường có 5 đặc tính: Khát vọng lớn lao; Sứ mệnh cao cả; Chiến lược khả thi; Đội ngũ tài năng và dựa trên những Giá trị bền vững.”

“Làm chủ hay làm thuê, làm sếp hay làm lính, làm quan hay làm dân, làm thầy hay làm thợ, làm bánh mì hay làm máy bay, làm ở tỉnh hay làm ở phố… tất cả đều không quan trọng. Điều quan trọng là làm cái gì mà mình giỏi nhất, phù hợp với cách của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất”

Xem thêm: Những in terms of nghĩa là gì

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Hỏi Đáp

Related Articles

Back to top button