Các niềm tin là gì wikipedia

Shop niềm tin là gì wikipedia Truongxaydunghcm

  • Cuộc chiến chống tin giả về COVID-19 trên Wikipedia
  • Wikipedia bị mã độc tấn công, gây tê liệt hệ thống

2 giờ chiều ngày 6-1-2021, những kẻ gây rối chính thức xô đổ barie cuối cùng bảo vệ phía Đông Điện Capitol ở Washington D.C. Chỉ vài tiếng sau, trên Wikipedia đã có một tài khoản ở Mỹ tên Another Believer tạo ra một thư mục cho sự kiện nóng hổi này.

Và, đến nửa đêm hôm ấy, từ một dòng thông tin vỏn vẹn ban đầu của Another Believer thông báo về vụ đột kích, tin mục này đã được biên tập 1.000 lần bởi nhiều người dùng khác, tổng hợp thông tin dẫn nguồn từ 128 bài phóng sự của những hãng thông tấn hàng đầu. Và đến nay, sau hơn 2 tháng, mục thông tin này vẫn được chỉnh sửa liên tục. Tổng số lượt chỉnh sửa đã xấp xỉ 10.000 lần, với 572 tài liệu tham khảo được trích dẫn và được dịch ra gần 60 ngôn ngữ.

Bạn đang xem: niềm tin là gì wikipedia

Wikipedia – bách khoa toàn thư được tạo ra bởi tất cả mọi người và dành cho tất cả mọi người.

Ví dụ này hẳn đã khiến bạn cảm thấy ấn tượng với tốc độ và khối lượng thông tin khổng lồ mà Wikipedia cung cấp rồi. Có người nói vui rằng, sự ra đời của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã cứu rỗi nhiều cuộc đời sinh viên. Thay vì phải lùng sục trong những mê cung thư viện và gục ngã trước hàng trăm cuốn sách tham khảo dày đặc chữ mỗi kỳ luận văn, chúng ta giờ chỉ cần Wikipedia là đủ. Mọi thứ đều có ở đó, từ tiểu sử Karl Marx đến bối cảnh sáng tác từng ca khúc của ban nhạc Queen, từ lý thuyết trò chơi trong kinh tế học đến số lượng cá thể từng loài động vật ăn thịt trên Trái đất.

Vậy mà, đã có thời, nhắc đến Wikipedia, người ta nghĩ ngay tới một trò đùa!

Nếu nhấp vào tài khoản Another Believer, người khởi tạo mục thông tin về sự kiện Điện Capitol, bạn sẽ thấy anh trích dẫn một câu nói của chính Jimmy Wales, nhà đồng sáng lập Wikipedia: “Hãy tưởng tượng một thế giới mà mỗi con người trên hành tinh đều được quyền truy cập miễn phí vào toàn bộ kho tri thức nhân loại”.

Ý tưởng về việc quy tụ mọi tri thức về một nơi duy nhất đã xuất hiện ngay từ những buổi đầu khi con người mon men những bước đầu tiên vào cánh rừng tri thức. Demetrius thành Phalerum, một chính khách lưu vong đã thuyết phục hoàng đế Ptolemy I xây dựng một thư viện mà ban đầu ông gọi là Đền thờ các nàng thơ, hay Museiom, một từ ngữ mà sau này được phát triển thành “Museum” (bảo tàng), trong đó Demetrius hình dung tất cả những cuốn sách trên thế gian đều được gom góp về đây. Thư viện ấy cuối cùng cũng ra đời, chính là Đại thư viện Alexandria.

Xem Thêm : Rừng xà nu – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Thế nhưng, điều đi trước thời đại nhất ở thư viện này không chỉ nằm ở ý tưởng thâu thập mọi dòng chảy tri thức mà còn nằm ở chỗ nó mở cửa tự do cho tất cả mọi người, thay vì chỉ dành cho tầng lớp tinh hoa quý tộc – như những thư viện nhỏ hơn từng được xây dựng trước đó.

Có thể bạn quan tâm: Những bói hắt xì hơi 2 cái

Đáng tiếc, sau trận hỏa hoạn phá hủy toàn bộ thư viện này, một sự kiện được coi là “thảm họa khủng khiếp nhất thời cổ đại”, không chỉ hàng triệu cuốn sách bị thiêu rụi mà còn là điềm báo rằng hành trình về mơ ước một nền tri thức công bình cho tất cả sẽ không dễ dàng. Chúng ta sau này vẫn có những thư viện công cộng nhưng sự nhân lên theo bội số của kiến thức khiến ta nhận ra, việc tri thức được lưu trữ ở dạng sách vở trở nên không thể tiếp cận với phần lớn mọi người, dù thư viện có mở miễn phí đi chăng nữa. Còn bách khoa toàn thư ư? Ngay bây giờ bạn có thể mở lên trang web của Britannica, một “thương hiệu” bách khoa toàn thư ra đời từ năm 1768. Lời chào đầu tiên của họ là: “Năm 2021 rồi và thông tin thì không miễn phí”.

Thật ra thì bạn có thể đọc miễn phí khá nhiều thứ ở Britannica nhưng kho tri thức quý giá nhất thì bạn phải mua. Nói chung, một kho tri thức mở và miễn phí một cách thực thụ là giấc mơ gần như bất khả trong suốt nhiều ngàn năm.

Mãi cho đến cái ngày nhà văn Douglas Adams, hôm ấy say xỉn ở ngoại ô thành phố Innsbruck (Áo), nằm ngắm sao trời, Douglas Adams chợt nảy ra một ý tưởng cho cuốn truyện tiếp theo của mình mang tên “Bí kíp quá giang vào dải ngân hà” (ngày nay nó được xếp vào hàng kinh điển), rằng cuốn sách sẽ được viết theo dạng một bách khoa toàn thư nhưng điều đặc biệt là, thay vì được biên soạn bởi các học giả khả kính, bất cứ ai cũng được quyền đóng góp bài viết cho nó. Xin nhắc lại, bất cứ ai!

Đó là năm 1971. Phải mãi 30 năm sau, năm 2001, câu chuyện viễn tưởng ấy mới thành sự thật khi dự án Wikipedia ra đời, đúng nghĩa là một bách khoa thư trực tuyến nơi ai cũng có thể tham gia viết và chỉnh sửa. Ở lần chỉnh sửa đầu tiên, một trong những nhà sáng lập, Jimmy Wales, đã viết vỏn vẹn mấy từ: “Hello world?” – xin chào thế giới?

Logo quen thuộc của Wikipedia.

Mới đầu, thế giới không chào lại Wikipedia. Cũng đúng thôi, làm sao bạn có thể tin tưởng vào một bách khoa toàn thư do mọi người tình nguyện biên soạn? Tri thức vốn là lãnh vực của những chuyên gia, học giả, nhà khoa học cơ mà, chỉ có họ mới đủ thẩm quyền và độ tin cậy để truyền bá kiến thức, chứ không phải những ông hàng xóm gần nhà bạn. Đó là nguyên nhân vào những năm mới thành lập, Wikipedia bị coi là nguồn không chính thống, nhắc đến Wikipedia là nhắc tới tin sai. Một bài luận mà trích nguồn Wikipedia thì coi như xong, bạn chắc chắn bị đánh trượt.

Nhưng, giống như “lấy độc trị độc”, điều làm nên sự kỳ diệu của Wikipedia nằm ở việc, ai cũng có thể sửa, ai cũng có thể sửa phần đã sửa và cứ thế.

Tham khảo: List Toàn bộ kiến thức câu phủ định trong tiếng Anh

Xem Thêm : Những sách giáo khoa tiếng anh là gì

Vài phút sau khi buổi tranh luận tranh cử tổng thống đầu tiên của mình, ông trùm truyền thông Mike Bloomberg qua đời. Ngay sau đó, một tài khoản tên đã thêm vào tiểu sử của ông trên Wikipedia rằng, nguyên nhân qua đời là do “bị đâm chết bởi Warren, Biden và Sanders”.

Chỉ 3 phút sau, một tài khoản khác đã chỉnh sửa lại trò đùa ác ý này. Song, ảnh chụp màn hình về thông tin lầm lạc đã trôi nổi khắp internet. Chúng ta thấy gì ở đây? Thứ nhất, internet đầy rẫy những kẻ thích cà khịa, hoặc những kẻ ngu ngốc, hoặc những kẻ cực đoan, hoặc những kẻ thích trêu ngươi thiên hạ.

Thứ hai, luôn có những người sẵn sàng chống lại những kẻ đó, bằng sự tỉ mỉ và bằng niềm tin vào sự thật. Những người này không được trả tiền để chỉnh sửa Wikipedia nhưng họ vẫn sẵn sàng làm, bởi một nỗi thôi thúc rất tự nhiên rằng những gì sai lầm cần được làm cho đúng. Cũng chính vì vậy, trong khi Facebook, Twitter, YouTube đau đầu vì nạn tin giả hoành hành thì Wikipedia – một nền tảng có vẻ như dễ tổn thương nhất trước tin giả, lại dễ dàng khuất phục điều đó.

Người ta thường nghĩ “đám đông” thì ngu ngốc. Nhưng, nhờ đặt niềm tin vào đám đông, Wikipedia đã tận dụng được trí tuệ của họ. Wikipedia sử dụng chính đám đông để canh chừng đám đông. Nên nếu nói về độ tin cậy của Wikipedia, theo một nghiên cứu của tạp chí Nature, trung bình một bài viết trên Britannica có 3 lỗi sai (dù họ quảng bá mình là bách khoa toàn thư với thông tin đã được kiểm định), còn Wikipedia có 4!

Và dù sao đi nữa, làm gì có nội dung nào 100% chính xác, vấn đề là với số người dùng lên đến hơn 1,4 tỉ người đọc và “đội quân” thiện chiến gồm 200.000 biên tập viên tình nguyện sẵn sàng làm việc ngày đêm không vì lợi ích nào khác hơn là chia sẻ điều mình biết, những lỗi sai của Wikipedia thường được phát giác nhanh chóng và chỉnh sửa dễ dàng.

Hơn nữa, với Wikipedia, không có tri thức nào là bản chỉnh sửa cuối cùng. Quá trình chỉnh sửa luôn diễn ra hằng ngày, đến vô tận. Và chẳng phải, đó là bản chất muôn đời của tri thức, rằng không có tri thức tối hậu, con đường tìm kiếm chân lý sẽ mở ra đến mãi mãi?

Wikipedia mới chính thức bước sang tuổi 20 vào tháng 1 vừa qua. Nhìn lại 20 tuổi đời, ta có thể thấy thành công của nó chỉ đơn giản nằm ở chỗ, nó biết con người không ai không thích tri thức và không ai không thích chia sẻ tri thức. Niềm yêu ấy, bất ngờ thay, đi ngược lại với tất cả những nguyên lý vận hành của thế giới hiện đại mà ta nghĩ là không thể thay đổi được.

Chẳng hạn, Wikipedia dù là một trong những trang web có nhiều lượt truy cập nhất thế giới, vậy nhưng, nó vắng bóng quảng cáo. Wikipedia khác hoàn toàn với phần còn lại của làn sóng khởi nghiệp và thung lũng Silicon. Nó không tạo ra tỷ phú nào, không có cổ đông nào, không lợi dụng quyền lực số của mình để xâm lăng văn hóa hay điều khiển xã hội. Wikipedia chứng minh rằng, khi tận dụng sức mạnh tập thể và tình yêu tri thức thay vì tiền bạc và quyền lực, con người có thể chống lại mọi thiết chế và mọi sự ngu dốt, để tạo nên “chốn an lành nhất trên internet”.

Và trong lúc bạn dành 15 phút để đọc xong bài viết này, Wikipedia đã có thêm 1.710 lần chỉnh sửa. Bạn vẫn còn chưa tin vào sự kỳ diệu của Wikipedia ư?

Xem thêm: Top nhay mui theo gio va ngay

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button