Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 Tiểu học 2021

Bài thu hoạch giáo viên tiểu học hạng 3 Tải về

Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 Tiểu học 2021 mà wiki.onlineaz.vn giới thiệu ngay sau đây sẽ giúp các thầy cô tham khảo để hoàn thiện bài thu hoạch một cách dễ dàng được đánh giá cao.

Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên

1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu, viết thu hoạch.

Qua quá trình được học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạt của các giảng viên phụ trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở hạng III, tôi nắm bắt được các nội dung như sau:

Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới. Những mặt đạt được và mặt hạn chế của các mô hình trường học đó. Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của bản thân và đồng nghiệp. Chủ động, tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học.

Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học; hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học.

Sau một thời gian ngắn dưới sự hướng dẫn của các giảng viên trường ……………, tôi đã được tìm hiểu 10 chuyên đề cơ bản, trong đó tập trung kiến thức chủ yếu về chính trị, về quản lí nhà nước và các kĩ năng chung gồm 4 chuyên đề; kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp gồm 6 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Lý luận về Nhà nước và hành chính Nhà nước.

Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.

Chuyên đề 3: Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học đường trong trường Tiểu học.

Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường Tiểu học.

Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng III.

Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học.

Chuyên đề 8: Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng ở trường Tiểu học.

Chuyên đề 9: Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường Tiểu học.

Chuyên đề 10: Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường Tiểu học.

Đây là những chuyên đề rất cần thiết và bổ ích đối với những người làm công tác giáo dục. Những chuyên đề trên đã giúp chúng tôi nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy, đáp ứng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng III.

Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, giai đoạn nước ta đang từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với quốc tế, việc đổi mới giáo dục là việc làm quan trọng hàng đầu. Tại Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định ‘‘Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ và tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Qua quá trình được học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy cô, tôi đã hiểu rõ hơn và rất tâm đắc với nội dung sinh hoạt chuyên môn. Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của trường tiểu học nói chung và trường Tiểu học ………… nói riêng.

Sinh hoạt chuyên môn (SHCM) không chỉ giúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà còn là hoạt động tạo điều kiện cho tất cả các giáo viên trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác. Qua các buổi SHCM, giáo viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức chuyên môn trong thực tiễn, những kỹ năng mềm dẻo trong công tác giảng dạy và quản lý học sinh.

Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn? Thực tế trong nhà trường cho thấy có tổ chuyên môn hoạt động rất mạnh nhưng vẫn còn một số tổ chuyên môn hoạt động một cách thụ động, ỷ lại vào những tồn tại như: Ít bàn về chuyên môn, sử dụng phương pháp nào cho phù hợp với bài dạy mà chỉ tập trung vào vấn đề hành chính. Do đó vấn đề SHCM hiện nay đang được cấp quản lý giáo dục quan tâm và tìm giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của buổi sinh hoạt chuyên môn thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Xuất phát từ những lý do trên bản thân tôi nhận thấy việc sinh hoạt chuyên môn có vai trò rất quan trọng, SHCM góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Do đó tôi đã chọn chuyên đề 9 để viết bài thu hoạch cuối khóa với nội dung ‘‘Sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học …………, huyện ………….., tỉnh …………”.

Xem Thêm : Kim loại tác dụng với nước: lý thuyết, ví dụ và bài tập – Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng

2. Mục đích nghiên cứu, viết bài thu hoạch

– Để đánh giá thực trạng chất lượng sinh hoạt chuyên môn tại trường Tiểu học …………, huyện ………….., tỉnh ………….

– Đưa ra mốt số biện pháp nhằm giúp tổ chuyên môn của trường Tiểu học …………, huyện ………….., tỉnh ………… nâng cao chất lượng dạy và học.

3. Nội dung chủ yếu bài thu hoạch

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung bài báo cáo gồm có ba phần chính:

  1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ‘‘ Sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học …………, huyện ………….., tỉnh …………”.
  2. Thực trạng công tác sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học …………, huyện ………….., tỉnh ………….
  3. Giải pháp sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học …………, huyện ………….., tỉnh ………….

PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, viết bài thu hoạch.

1.1 Cơ sở lý luận.

1.1.1 Vị trí, nhiệm vụ, chức năng của tổ chuyên môn.

Tổ chuyên môn trong trường Tiểu học được quy định Điều 18 Văn bản hợp nhất 03/VBHN – BGDĐT năm 2014 hợp nhất Thông tư về Điều lệ trường Tiểu học do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành như sau:

(1) Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ ít nhất 03 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên có một tổ phó.

(2) Nhiệm cụ của tổ chuyên môn:

– Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo từng tuần, từng tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục.

– Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.

– Tham gia đánh giá xếp loại giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

(3) Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu của công việc.

Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm giáo viên từ 3 người trở lên cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học, hay một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, tư vấn học đường… được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện công tác các nhiệm vụ theo mục tiêu, chiến lược của tổ, của nhà trường đề ra. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng và 1 tổ phó do Hiệu trưởng nhà trường bổ nhiệm vào đầu năm học.

(4) Chức năng của tổ chuyên môn

– Giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến công tác dạy và học.

– Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.

– Tổ chuyên môn là đầu mối để hiệu trưởng quản lí nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn đó là hoạt động dạy và học ở trong nhà trường.

– Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của bộ giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ, đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lí.

Do đó, Tổ trưởng chuyên môn phải là người có có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp và học sinh. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo ra sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp ứng xử.

Xem Thêm : LỜI CHÀO ĐOÀN CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học.

Chức năng của tổ trưởng chuyên môn.

– Giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến công tác dạy và học.

– Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.

– Tổ chuyên môn là đầu mối để hiệu trưởng quản lí nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn đó là hoạt động dạy và học ở trong nhà trường.

– Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của bộ giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ, đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lí.

Do đó, Tổ trưởng chuyên môn phải là người có có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp và học sinh. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo ra sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp ứng xử.

Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn trong quản lí dạy học ở trường.

* Quản lý việc giảng dạy của giáo viên

– Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo từng tuần, từng tháng, học kỳ và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, theo phân phối chương trình môn học của Bộ giáo dục và Đào tạo và theo kế hoạch năm học của nhà trường.

– Xây dựng kế hoạch cụ thể để dạy chuyên đề, tự chọn, ôn tập kiểm tra, dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém.

– Xây dựng kế hoạch cụ thể về đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng đủ theo các tiết trong phân phối chương trình.

– Hướng dẫn xây dựng và quản lí việc kế hoạch cá nhân, soạn giảng của các thành viên trong tổ (Kế hoạch cá nhân dạy theo chuyên đề, tự chọn, ôn tập kiểm tra dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng đủ theo các tiết trong phân phối chương trình. Soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài giảng khó, viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém…).

– Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá).

– Điều hành hoạt động của tổ (Tổ chức các cuộc họp tổ theo đình kỳ, quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục, lưu trữ hồ sơ, thực hiện báo cáo cho hiệu trưởng theo quy định).

– Quản lí, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn, soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định, kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ).

– Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết /giáo viên/ năm học).

– Các hoạt động khác (đánh giá xếp loại giáo viên, đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên …) Việc này đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về các thành viên trong tổ của mình về ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy đã được phân công.

* Quản lí việc học tập của học sinh

– Nắm được kết quả học tập bộ môn quản lí để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

– Đề xuất xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội và ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Để xem đầy đủ nội dung Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 Tiểu học 2021, mời các bạn tải file về.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Nguồn: https://truongxaydunghcm.edu.vn
Danh mục: Kiến thức

Related Articles

Back to top button